Thành công bước đầu của đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoạ

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 47 - 51)

- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thực hiện các cam k ế t của Chính phủ Việt N a m với nưé€ftg©à ì^—»

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KINH TÊ Đối NGOẠ Iở VIỆT

2.1.3. Thành công bước đầu của đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoạ

Đổi mới hoạt động xuất- nhập khẩu

Thực hiện k ế hoạch 5 năm lần thứ n i (1986-1990), nhiệm vụ của hoạt động xuất- nhập khấu đã được Đạ i hội lần thứ V I của Đảng khẳng định: "Phải tạo được một số mặt hàng xuất khấu chủ lực, tăng nhanh k i m ngạch xuất khấu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khấu vật tư máy móc phụ tùng và những hàng hoa cần thiết". [9, 215]

Hoạt động xuất- nhập khẩu được xác định là m ũ i nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu trong 5 năm này, đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại. Vì vậy, xuất- nhập khẩu phải trự thành mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả các ngành, các cấp. Mục tiêu đề ra cho hoạt động xuất khẩu là mức xuất khẩu phải tăng khoảng 7 0 % so với 5 năm trước. Trên lĩnh vực nhập khẩu, mục tiêu đề ra trong 5 năm 1986- 1990 là việc nhập khẩu phải theo hướng tạo điều kiện thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn, khai thác tốt hơn tiềm năng lao động, đất đai và công suất thiết bị hiện có. Quá trình đổi mới hoạt động xuất- nhập khẩu có thể chia làm 2 giai đoạn nhỏ:

- Từ 1986-ỉ988: Đây là giai đoạn thay đổi cơ chế, chính sách và chế độ quản lý đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất- nhập khẩu. Mục đích của sự đổi mới này là khuyên khích sản xuất hàng xuất khẩu, sắp xếp hợp lý các tổ chức kinh doanh xuất- nhập khẩu, loại bỏ những khâu trung gian và những thủ tục phiền hà. Từ sau năm 1986, các cơ sự sản xuất có quy m ô xuất khẩu lớn đã được trực tiếp giao dịch với khách hàng nước ngoài, và được khuyến khích xuất khẩu. Song cho đến 1988 cơ chế độc quyền ngoại thương vẫn chưa thay đổi, vẫn là kế hoạch hoa cứng theo các Nghị định thư, Nhà nước vẫn độc quyền cả về phương diện quản lý và tổ chức, điều tiết lợi ích. Nhà nước áp dụng thu bù chênh lệch ngoại thương, trên cơ sự một tỷ giá ổn định với thời gian dài, nếu chi phí thực tế cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá quy định sẽ được Trung ương cấp bù hoặc thu về ngân sách. Cơ chế Nhà nước độc quyền ngoại thương đã làm cho việc thu mua hàng xuất khẩu rất khó khăn, giá thành thấp, người sản xuất phải làm để được nhu yếu phẩm nhưng không phấn khựi, còn đơn vị thì lo chạy theo số lượng m à chỉ tiêu đã duyệt nên không quan tâm đến chất lượng và cải tiến mẫu mã. Hàng chục vạn cán bộ từ Trung ương đến tỉnh, huyện lo thu mua lương thực, nông sản để tiêu dùng và xuất khẩu nhưng không năm nào đạt k ế hoạch. Tình hình trên đã ảnh hưựng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu cho đến 1987. Xuất

khẩu năm 1987 đạt 854,2 triệu Rúp- ƯSD; chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu vẫn chưa thu hẹp, mặc dù nhập khẩu tăng chậm hơn rất nhiều so với xuất khẩu (kim ngạch nhập khẩu tăng 2,2 lần so với 1976, trong khi xuất khẩu tăng 3,8 lần), nhưng nhập siêu vẫn nghiêm trọng (600 triệu Rúp- USD năm 1987), N ă m 1988, xuất khẩu có bước phát triển nhanh hơn so với 1987, đạt mức 1098 triệu Rúp- USD, đó là năm đầu tiên xuất khẩu vượt con số Ì tở ngoại tệ, tăng 21,6% so với 1987. [18, 31-32] Song hoạt động nhập khẩu cũng có chiều hướng tăng nhanh hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến một số mặt hàng trong nước. Trong nhập khẩu tư liệu sản xuất còn lãng phí, công tác quản lý nhập khẩu thiếu chặt chẽ. Đ ó là hậu quả của cơ chế quan liêu bao cấp trong lĩnh vực nhập khẩu.

- Giai đoạn từ 1989- 1990: N ă m 1989 là mốc đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta. Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, những đổi mới về chính sách và cơ chế quản lý bắt đầu có tác động đến hoạt động xuất- nhập khẩu. Nhưng bên cạnh đó hoạt động kinh tế đối ngoại cũng đang phải đối mặt với những khó khăn mới nảy sinh đó là việc giảm dần và chấm dứt các khoản cung cấp từ bạn hàng truyền thống là Liên X ô và các nước Đông Âu, điều đó làm đảo lộn hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh phải thực sự chuyển các hoạt động xuất- nhập khẩu từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hoạch toán kinh doanh, tăng cường quản lý Nhà nước bằng chính sách và pháp luật, đồng thời mở rộng quyền tiếp xúc với thị trường nước ngoài và quyền hoạt động xuất- nhập khẩu cho các nghành, các địa phương, các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu.

Những chủ trương nói trên được nêu lên tại H ộ i nghị TW lần thứ 6 (khoa V I ) và Nghị định 64/HĐBT ngày 10/6/1989. Sau nghị quyết và văn bản cụ thể hoa trên, quyền hoạt động trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu được

mở rộng cả đối với thành phần kinh tế tư nhân nên đã gắnnền sản xuất trong nước với thị trường ngoài nước, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển.

Về quy mô tốc độ xuất khẩu

Nếu năm 1988 mới có 92 tổ chức được quyền hoạt động kinh doanh ngoại thương thì năm 1989 có 202 đơn vị, trong đó có 65 đơn vị thuộc các bộ quản lý và 106 đơn vị do Uy ban nhân dân các Tệnh, Thành phố và đặc khu quản lý, 31 đơn vị do UBND các quận, huyện quản lý. Đế n năm 1990 đã có trên 600 đơn vị, trong đó có các đơn vị của các thành phần kinh tế gồm cả tư nhân đứng ra kinh doanh. [18, 33]

Những đổi mới về chính sách và cơ chế còn tác động mạnh mẽ đến k i m ngạch xuất- nhập khẩu. N ă m 1989 những chuyển biến trong xuất khẩu còn rõ nét và mạnh mẽ hơn năm 1988 về quy mô, nhịp độ và mặt hàng xuất khẩu. K i m ngạch xuất khẩu đạt 1.820 triệu Rúp- USD, tăng 8 0 % so với năm

1988 (nhịp độ tăng chưa từng có trước đây). [14, 85]

Xuất khẩu tăng nhanh đã góp phần giải quyết sự mất cân đối trong cán cân ngoại thương và trong cán cân thanh toán quốc tế. Chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu được thu hẹp nhiều. N ă m 1989, xuất khẩu đã cân đối được 8 4 % kim ngạch (nhập siêu còn 355 triệu Rúp-USD, một phần do k i m ngạch nhập khẩu năm 1989 giảm 461 triệu so với năm 1988). N ă m 1990, xuất khẩu tiếp tục tăng, với nhịp độ 2 1 % so với năm 1989, đạt 2.200 triệu Rúp-USD. [14, 85] Bảng dưới đây sẽ m ô tả chi tiết hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986-1990:

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)