Đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trựctiếpnước ngoà

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 68 - 70)

- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thực hiện các cam k ế t của Chính phủ Việt N a m với nưé€ftg©à ì^—»

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KINH TÊ Đối NGOẠ Iở VIỆT

2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trựctiếpnước ngoà

Đổi mới cơ chế, chính sách, luật pháp để thúc đẩy FDỈ

Đổ i mới chính sách và hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được coi là một trong những thành công lớn nhất của kế hoạch 5 năm (1991-1995). Đổ i mới hoạt động này đã tạo ra một khối lượng đáng kể năng

lực sản xuất và tạo điều kiện cho chúng ta tiếp nhận được công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý tiến bộ, kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh của nước ngoài. Thành công đó bắt nguồn từ những điều chệnh trong chính sách và luật pháp đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua lần đầu tiên vào tháng 12/1987, và về toàn cục, Luật

đầu tư năm 1987 của Việt Nam tương đối thông thoáng, cởi mở hơn một số

nước trong khu vực, song trong quá trình thực hiện chúng ta đã phát hiện ra những điều còn gò bó chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn và thông lệ quốc

tế nên đã tiến hành sửa đổi bổ sung.

Luật sửa đổi bổ sung lần thứ nhất được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 30/6/1990 gồm 3 vấn đề lớn:

- Một là, cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân có tư cách pháp nhân được trực tiếp kinh doanh với bên ngoài.

- Hai là, mở rộng hình thức liên doanh hai bên (bên Việt Nam và bên

nước ngoài) thành liên doanh có nhiều bên; Cho phép nhiều tổ chức cá nhân

được đứng thành một bên độc lập trong liên doanh.

- Ba là, cho phép các xí nghiệp liên doanh sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu cũng được hưởng các quyền ưu đãi tài chính như các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu .

Tháng 12/1992, Luật đầu tư nước ngoài lại tiếp tục được Quốc hội bổ sung lần thứ hai, luật sửa đổi lần này có một số điựm mới như:

- Cho phép các doanh nghiệp tư nhân được quyền hợp tác kinh doanh với nước ngoài.

- Xác lập những hình thức đầu tư mới như: "Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyựn giao"(BOT) ký kết với cá nhân, tổ chức người nước ngoài với cơ quan Nhà nước Việt Nam đự xây dựng, khai thác công trình hạ tầng trong một thời gian nhất định.

- Kéo dài thêm thời hạn của các dự án đầu tư, từ thời hạn quy định không quá 20 năm, tăng lên không quá 50 năm. Trường hợp cá biệt có thự kéo dài hơn nhưng không quá 70 năm.

- Xác lập thự chế mới về tổ chức đầu tư như khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung được hưởng quy chế quản lý đặc biệt.

- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản vốn vay tại ngân hàng nước ngoài.

Với những sửa đổi bổ sung các quy định của Luật đầu tư, chính sách và cơ chế quản lý đầu tư thực sự được điều chỉnh theo hướng "mở" cả với đối với người đầu tư nước ngoài cũng như người đầu tư trong nước, mở rộng quyền cho các doanh nghiệp trong nước hợp tác kinh doanh với bên ngoài, không phân biệt thành phần kinh tế.

Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua 2 lần bổ sung sửa đổi về cơ bản đã phù hợp với chính sách đổi mới chung của nền kinh tế nước ta và có nhiều điựm tương đồng với cơ chế đầu tư của các nước đang phát triựn.

Ngày 16-04-1993 Chính phủ đã ra Nghị định 18/CP quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quy định này tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với Việt Nam. Đặc biệt là trong những năm qua, chúng ta đã tạo lập và duy trì được môi trường kinh tế vĩ m ô ổn định và tăng trưởng kinh tế khá cao. Mặt khác nước ta cũng có nguứn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguứn nhân lực dứi dào. Tất cả những nhân tố đó hứa hẹn nơi đây sẽ mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận cao.

Nhờ có cơ chế, chính sách mới m à đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt nam đã tăng nhanh trong giai đoạn này.

Quy mô và tốc độ đầu tư vào Việt Nam thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)