CHƯƠNG IU: ĐỂ XUẤT, KIÊN NGHỊ NHAM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN C Ô N G TÁC X Â Y DỰNG CHIÊN Lư ợc XUẤT KHAU H À N G

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về cơ sở khoa học của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ việt nam (Trang 83 - 100)

H Ó A V À DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM TRONG TIÊN TRÌNH HỘI NHẬP 3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và dự báo xuớng phát triụn thương mại hàng hóa và dịch vụ

3.1.1. Quá trinh hỏi nháp kinh tế quốc tế của Việt Nam

Nhận thấy tính tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hoa, ngay từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chủ trương tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế nhằm khai thác tối đa những lợi thế so sánh giữa các quốc gia để bù đởp những hạn chế của nền kinh tế nội địa. Bằng các hoạt động ngoại giao, chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với nhiều nước ở khởp các châu lục nhằm mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến nay, nước ta đã có hiệp định thương mại song phương với gần 100 nước trên thế giới. Trong đó đáng chú ý là:

• Tháng 7 năm 1995, Việt Nam đã chính thức ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại với Liên minh Châu Âu. Hai bên thoa thuận dành cho nhau chế độ tối huệ quốc. N ă m 1996, các bên đã thành lập Uy ban hợp tác Việt Nam-Liên minh Châu Âu và tháng Ì năm 1996, Liên minh Châu Âu đã cử đại sứ thường trực tại Việt Nam. • Ngày 13 tháng 7 năm 2000, tại Washington (Hoa Kỳ), Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã chính thức được ký kết, kết thúc 4 năm đàm phán tích cực giữa hai Nhà nưóc. Việc ký kết Hiệp định này là một sự kiện lớn, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai quốc gia. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ là hiệp định mang tính chất tổng thể và bao quát nhất. Hiệp định không chỉ đề cập đến thương mại hàng hoa m à còn chứa đựng cả những điều khoản về thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Đây cũng là Hiệp định đầu tiên được Việt Nam đàm phán trên cơ sở các nguyên tởc của WTO: " bình đẳng, cùns có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền lẫn nhau, có tính đến thực tế Việt Nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới". Được xây dựng dựa trên những nguyên tởc cơ bản của WTO, việc thông qua Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ là một bước quan trọng để Việt Nam tiến tới gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.

Cùng với việc ký hiệp định thương mại song phương, chúng ta đã chủ động và tích cực tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới.

• N ă m 1993, Việt Nam đã khai thông quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Châu Á (ADB), tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng quốc tế về đường lối chính sách phát triển của Việt Nam, xử lý nở với chủ nở quốc tế tại câu lạc bộ Pa-ri năm 1993, qua đó khẳng định với thế giớivề quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình.

• N ă m 1995, Việt Nam chính thức trở thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, điều này đã tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam trong quan hệ vói các nước trên thế giới. Ngay sau đó, Việt Nam cũng chính thức tham gia thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area - AFTA) bằng việc ký Nghị định thư gia nhập Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) ngày 15/12/1995 và bắt đầu thực hiện chương trình này 15 ngày sau khi ký kết. Vào thời điểm đó, Việt Nam đã đệ trình ASEAN bốn danh mục hàng hóa theo quy định, đó là danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục cắt giảm thuế quan ( I L ) và danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL). Theo Bộ Thương mại, mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai nhiều chương trình phổ biến CEPT/APTA, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp lớn của Nhà nước, vẫn chưa thật sự quan tâm đầy đủ đến vấn đề này.

Tháng 12 năm 2000, Chính phủ đã thông qua lộ trình tổng thể thực hiện CEPT của Việt Nam cho giai đoạn 2001-2006 để giảm thuế cho toàn bộ 9 7 % số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Mức thuế bình quân của danh mục cắt giảm là 3,1%. Kể từ năm 2001 đến nay đã có khoảng gần 2000 mặt hàng đưởc đưa vào danh mục cắt giảm với mức thuế suất dưới 20%. N ă m 2003, có 755 mặt hàng trong danh mục T E L đưởc chuyển sang danh mục cắt giảm. Ngày 1/7/2003, Chính phủ đã công bố Danh mục thực hiện CEPT 2003-2006 ban hành theo Nghị định số 78/NĐ-CP phù hởp với Danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN. Theo đó, danh mục CEPT của Việt Nam bao gồm

10.143 mặt hàng với lộ trình cắt giảm như bảng 3-1.

Ngoài ra, để thực hiện nghĩa vụ của một nước thành viên, Việt Nam cũng đã ký hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA); Việt Nam đã tiến hành cải cách thuế, đơn giản hóa các loại thuế, thay thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tănơ (VÁT). Việt Nam đã áp dụng "tuyến xanh" hải quan đối với những hàng hóa thuộc diện áp

dụng CEPT, ký kết Hiệp định hải quan với ASEAN, Hiệp định khung về chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), Hiệp định khuyên khích và bảo hộ đầu tư...

Bảng 3-1: Lộ trình cát giảm thuê suất theo CEPT/AFTA 2003-2006

Thuê suất 2003 2004 2005 2006 0 % 3.257 3.257 3.257 3.257 1 % 239 239 239 2 3 % 607 607 607 150 5% 3.372 3.392 4.356 4.564 Tổng 0-5% 7.475 7.495 8.459 10.143 1 0 % 89 130 1.315 0 1 5 % 125 2.127 16 0 2 0 % 2.454 391 353 0 Tổng 10-20% 2.668 2.648 1.684 0 Tổng sô 10.143 10.143 10.143 10.143 Nguồn: CIEM, 2004

• Tháng 3 năm 1996, Hội nghị các nguyên thủ về hợp tác Á-  u (ASEM) lần đầu tiên được tổ chức tại Bangkok Thái Lan với sự tham gia của 15 nước thuộc liên minh châu  u và 10 nước Châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Singapo, Malaisia, Philipin, Brunây và Việt Nam. Việt Nam đã tham gia diễn đàn với tư cách là thành viên sáng lập. Nội dung hợp tác chủ yếu tập trung vào việc thuận lợi hoa thương mại và đầu tư và hợp tác giửa các doanh nghiệp á- Âu. Hội nghị Cấp cao á -  u ASEM-5 tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8-9/10/2004 trở thành một dấu ấn mới trong lịch sử quan hệ đối tác á - Âu, đưa tiến trình ASEM lên một tầm cao mới. Việc đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM-5 cũng sẽ là đóng góp tích cực nhất của Việt Nam đối với hợp tác ASEM từ trước tới nay, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với

Tiến trình A S E M nói riêng và tiến trình hội nhập quốc tế nói chung.

• Tháng 11 năm 1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái

Bình Dương (APEC). Đế n nay, APEC có tất cả 21 thành viên trong đó có các quốc d a

ngay sau khi chính thức trở thành thành viên chính thức, Việt Nam đã nộp bản Kế hoạch hành động quốc gia (IAP), cam kết thực hiện 14/15 lĩnh vực theo quy định của Diễn đàn.

• Tháng 6 năm 1994, Việt Nam được công nhận là quan sát viên của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). N ă m 1995, vào ngày làm việc đầu tiên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức này, ngày 28 tháng l i năm 1996, Việt Nam đã hoàn thành bản "Bị vong lọc về chế độ ngoại thương", theo mẫu hướng dẫn của WTO, đã được ban thư ký chuyển đến các

nước thành viên. Tháng 7-1998, Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương đầu tiên với Ban công tácvề minh bạch hóa các chính sách kinh tế thương mại. Tháng 12-1998 họp

đa phương lần thứ hai, tháng 7-1999 họp đa phương lần thứ ba và tháng 11-2000 họp phiên đa phương lần thứ bốn. Bốn phiên này tập trung vào trả lời các câu hỏi của các thành viên Ban công tác về minh bạch hóa chính sách kinh tế thương mại. Sau bốn phiên đàm phán, Việt Nam về cơ bản đã kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.Sau khi cung cấp bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vọ, chúng ta đã tiến hành phiên đa phương thứ năm (4-2002), phiên đầu tiên đàm phán mở cửa thị trường. Tháng 5/2003, chúng ta đã tiến hành phiên thứ 6 đàm phán về mở cửa thị trường. Cùng với đàm phán đa phương chúng tạ đã tiến hành đàm phán song phương với hơn mười nước và vùng lãnh thổ thành viên của WTO. Tháng 12/2003, chúng ta đã thực hiện phiên đàm phán đa phương thứ 7. Phiên đàm phán đa phương thứ 8 đã được tiến hành từ 9-18/6/2004 cùng với khoảng 20 phiên đàm phán song phương tập trung vào lĩnh vực hàng hóa và dịch vọ. Phiên đàm phán thứ 9 về việc gia nhập WTO dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12/2004. Đặc biệt, Việt Nam đã đạt

được bưóc tiến quan trọng trong chặng đường gia nhập WTO bằng việc kết thúc đàm phán với EU vào 1/10/2004. Việc kết thúc đàm phán với EU làm mọc tiêu vào WTO của chúng ta vào năm 2005 trở nên rõ hơn vì thông thường, sau khi kết thúc đàm phán

với một đối tác lớn như EU, các nước có thể được gia nhập WTO sau 1-1,5 năm.

Quá trình hội nhập khu vực và thế giới vừa đưa lại cho chúng ta những thuận lợi, những

cơ hội để khai thác tốt hơn nữa những lợi thế của thương mại quốc tế cho phát triển nền kinh tế của Việt Nam, vừa mang đến cho nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam những khó khăn thử thách đòi hỏi phải vượt qua. Để định hướng cho các hoạt

động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, Đảng và Nhà nước m à cọ thể là Bộ

Thương Mại đã xây dựng Chiến lược xuất khẩu hàng hoa năm 2001-2010 làm định

hướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong thập niên tới.

3.1.2. Chủ trương của Dáng và nhà nước vé hỏi nháp kinh tế quốc tế

Đảng ta đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của kinh tế đối ngoại, trong đó đặc biệt là vai trò của xuất khẩu. Ngay từ Đạ i hội Đảng Cộng Sản Việt Nam thứ I U (9/1960) Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh: "Trong công tác ngoại thương, cỉn nắm vững khâu chính là

đẩy mạnh xuất khẩu" và tại Đại Hội Đảng lỉn thứ I V lại chỉ rõ: "Công tác xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế của nước ta". Trong kế hoạch 1981-1985, xuất khẩu đã được đưa thành vấn đề chiến lược và khẳng định là vấn

đề tiên quyết để công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước.

N ă m 1986, Đạ i hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lỉn thứ V I đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Xác định xuất khẩu cùng với lương thực và sản xuất hàng tiêu dùng là 3

chương trình kinh tế lớn của cả nước. Đặc biệt, nghị quyết khẳng định: "Xuất khẩu là một yếu tố có ý nghĩa quyết định thực hiện hai chương trình đó và các hoạt động kinh tế khác". Nhận thức rõ tỉm quan trọng và sự tất yếu của việc phải tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cỉu hoa, khu vực hoa, Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ trong nghị quyết Đại hội Đảng lỉn thứ V I "Muốn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời

đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trưóc hết và chủyếu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng XHCN; đồng thòi tranh thủ mở rộng quan hệ kinh tế và khoa học-kỹ thuật với các nước thế giới đang phát

triển, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi". Tiếp theo, Đại hội Đảng lỉn thứ vu năm 1991 chỉ ra rằng "Phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình

Dương, phấn đấu cho một Đông Nam á hoa bình hữu nghị và hợp tác. M ở rộng sự hợp tác bình đắng cùng có lợi với các nước Bác Au, Tây Au, Nhật Bản và các nước phát triển khác. Thúc đẩy quá trình bình thường hoa quan hệ với Hoa Kỳ". Trong chính sách

đối ngoại chúng ta tuyên bố "Việt Nam muốn là bạn vói tất cả các nước trong cộng

đồng thế giới, phấn đấu vì hoa bình, độc lập và phát triển". Đạ i hội Đảng lỉn thứ vin

năm 1996 đã nhấn mạnh rằng: "Tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoa và đa dạng hoa với tinh thỉn Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giói, phấn đấu vì hoa bình độc lập và phát triển. M ở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương vói các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tác tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi". Đế n Đạ i hội Đảng toàn quốc lỉn thứ I X trong văn kiện Đạ i hội Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và phát triển chủ trương và đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng I X đã khẳng định "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng

đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát t r i ữ n • Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường". Tiếp đó, nhằm

tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27/11/2001, Ban Chấp hành Trung

ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Một lần nữa, nghị quyết này khẳng định chủ trương "phát huy cao độ nội lực,

đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đữ phát triữn nhanh, có hiệu quả và bền vững". Nói tóm lại, qua các kỳ Đại hội Đảng, chủ

trương tích cục, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế luôn được khẳng định và phát triữn.

Đố i với hoạt động xuất nhập khẩu, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã xác

định "Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoa và dịch vụ. Không ngừng nâng cao năng

lực cạnh tranh, phát triữn mạnh những sản phẩm hàng hoa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh

tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn

đối với sản phẩm sản xuất trong nước", về vấn đề thị trường xuất khẩu, Đại hội I X đã khẳng định: "Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mói".

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về cơ sở khoa học của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ việt nam (Trang 83 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)