+ Đa dang hóa sản phẩm
Có thụ chia cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thành 4 loại như sau: - Các loại sản phẩm sơ cấp m à chủ yếu là nông sản và khoáng sản
- Các sản phẩm công nghiệp nhẹ, bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động.
- Sản phẩm công nghiệp của các ngành sử dụng vốn tập trung (công nghiệp nặng, hoa chất)
- Các sản phẩm sử dụng kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến (điện tử, máy vi tính)
Trước kia, sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu thô và các thành phẩm sử dụng nhiều lao động (nhóm các mặt hàng truyền thống) như than, dầu mỏ, đồ chơi trẻ em, hàng dệt may, giày dép và thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, Trung Quốc đã coi trọng và bắt đầu tăng nhanh xuất khẩu các thành phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao hơn như các sản phẩm hoa chất, điện tử, máy tính... v ề phương châm chiến lược, Trung Quốc chia chiến lược xuất khẩu của họ thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn Ì: Chuyụn từ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ cấp sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
- Giai đoạn 2: Chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm các sản phẩm công nghiệp nhẹ và bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động sang xuất khẩu các thành phẩm công nghiệp cần nhiều vốn m à chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp nặng-hoá chất.
- Giai đoạn 3: Tập trung và coi trựng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến.
Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm xuất khẩu để chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm dệt, công nghiệp nhẹ-sử dụng vốn tập trung kết hợp tìừig bước tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Thực hiện mục tiêu
này, Trung Quốc đã đề ra các biện pháp như sau:
- Nâng cao trình độ gia công các sản phẩm sơ cấp, coi trựng xuất khẩu những hàng hoa có độ tinh xảo cao, sử dụng nhiều lao động, những đặc sản nông-lâm nghiệp, gia tăng tỷ trựng xuất khẩu hàng hoa thành phẩm.
- Tích cực sử dụng kỹ thuật, tri thức, công nghệ mới, tăng xuất khẩu những hàng hoa là sản phẩm của ngành công nghiệp nặng- hoa chất sử dụng kỹ thuật cao và đổi mới kỹ thuật của các ngành dệt, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực, thực phẩm, nâng cao chất lượng và trình độ kỹ thuật của các hàng hoa xuất khẩu truyền thống.
-Tập trung các nguồn lực cho phát triển sản phẩm kỹ thuật cao, m à đặc biệt là sản phẩm công nghệ thông tin.
+ Đa dang hóa thi trường
Quá trình đẩy manh xuất khẩu của Trung Quốc trên thực tế là quá trình khai thác thị trường theo hai hướng: Tìm kiếm th trường mới và tăng mức xuất khẩu trên các th trường hiện có. Trung Quốc cho rằng hiện nay hự cần tâng mức xuất khẩu bằng mựi
cách, nhưng tránh sự tập trung quá mức vào một thị trường riêng nào đó (như M ỹ hay Nhật chẳng hạn) tức là Trung Quốc phải đa dạng hoa thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuất khẩu tăng nhanh và ổn định. Các chính sách thị trường của Trung Quốc luôn luôn linh hoạt với những chiến lược kiểu "bổ khuyết", "cát cứ", "nhen nhóm" và biện pháp điều chỉnh có tính bổ trợ khác.
Do kinh tế thị trường ở Trung Quốc được triển khai muộn, cuộc tranh giành thị trường thế giới gần như đã bước sang giai đoạn "bổ khuyết cuối cùng", do vậy Trung Quốc tăng cường thực hiện chiến lược thị trường "bổ khuyết". Trong k h i triển khai chiến lược này, Trung Quốc cho rằng hự cần tuân thủ các điểm sau:
- Phải có chiến lược toàn cầu để khai thác tiềm lực của những thị trường hiện đã được chiếm lĩnh nhằm tăng xuất khẩu tới mức tối đa.
- Tránh tạp trung quá mức vào một thị trường đặc biệt nào đó, thông qua việc đa dạng hoa thị trường xuất khẩu để đảm bảo cho xuất khẩu phát triển ổn định.
e. Xây dưng mỏi trường kinh doanh quốc tế thuạn lơi.
Có thể nói đây là một biện pháp vĩ m ô rất quan trọng m à Nhà nước Trung Quốc đã và đang tiến hành nhằm mục tiêu thúc đẩy ngoại thương, m à cụ thể là tạo ra thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, tạo môi trường thuạn lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cạn trực tiếp với thị trường các nước. Hơn thế nữa, khi gia nhạp các liên kết kinh tế quốc tế bên cạnh việc tạo ra những điều kiện thuạn lợi cho ngoại thương cũng sẽ tạo ra sức ép buộc chính nền ngoại thương Trung Quốc phải chuyển mình, tăng tốc nhằm bắt kịp xu thế phát triển chung. Như vạy là Trung Quốc có thể thực hiện "một mũi tên trúng nhiều đích".
Cơ hội lớn nhất phải kể đến đối với nền kinh tế Trung Quốc là việc tham gia hội nhạp các liên kết kinh tế quốc tế dù ở tầng nấc nào cũng tạo cơ hội cho hàng hoa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường thế giới. Từ đó, Trung Quốc có thể mở rộng thị phần cho những sản phẩm của mình và tiếp cạn với những thị trường mới mẻ m à từ trước tới nay Trung Quốc chưa từng đặt chân tới. Hơn thế nữa, việc gia nhạp các liên kết kinh tế quốc tế đồng thời cũng tạo ra cơ hội nhạp khẩu hiệu quả hơn các mặt hàng m à quốc gia này không có lợi thế tương đối.
Kể từ năm 1979 đến nay, Trung Quốc đã tích cực hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia, ký kết hàng trăm hiệp định thương mại song phương và đa phương. Đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ XX, Trung Quốc lại càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề hội nhạp và đa phương hóa quan hệ. Gia nhạp APEC, WTO và xúc tiến thành lạp khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) là một loạt trong nhiều cố gắng hội nhạp kinh tế khu vực và thế giới gần đây của Trung Quốc.