Ong chúa thành thục sinh dục vào ngày 5-6 sau khi nở. Chúng bay ra ngoài vào những ngày nắng đẹp, vào buổi chiều. Chuyến bay của những ngày đầu tiên là những chuyến bay định h−ớng sau đó chúng bay đến điểm hội tụ của ong đực để giao phối với ong đực. Điểm hội tụ ong đực là điểm tập trung ong đực và th−ờng ở những vùng núi, ong đực và ong chúa sẽ tự định h−ớng đến vùng này để có thể tiến hành giao phối. (Woyke, 1960) [59].
Khi ong chúa bay đến điểm hội tụ ong đực chúng ngay lập tức bị những con ong đực phát hiện vì ong đực coi tất cả những vật thể bay màu tối là ong chúa nên mới có hiện t−ợng ong đực rất hay bay theo ruồi hay hòn đá bay qua, nh−ng ong đực sẽ nhận ra ong chúa nhờ vào mùi pheromone do ong chúa tiết ra và lúc này có rất nhiều ong đực bay theo ong chúa. Một trong số những ong đực bay theo ong chúa sẽ đuổi kịp ong chúa và nó dùng cả 6 chân để ôm chặt lấy ong chúa khi vẫn đang bay, bằng một cơ quan cảm giác đặc biệt nằm ở đốt bụng cuối ong đực h−ớng đốt bụng cuối vào buồng ngòi đốt của ong chúa, d−ơng vật bị kích thích và bài xuất vào âm đạo của ong chúa, sau đó tinh trùng bài xuất vào ống dẫn trứng ngoài, lúc này ong đực đ7 ngất và chết. Sau khi con ong đực thứ nhất bài xuất xong tinh trùng thì chúng rời khỏi ong chúa và để lại dấu hiệu giao phối là mảnh kitin và dịch nhầy tại buồng ngòi đốt của ong chúa. Con ong đực tiếp theo cũng bám vào ong chúa và dùng đốt bụng gạt dấu hiệu giao phối của con ong đực tr−ớc đó ra và lại tiếp tục giao phối với ong chúa. Quá trình cứ tiếp tục cho tới khi ong chúa đủ l−ợng tinh trùng trong ống dẫn trứng trong và ngoài. Sau khi giao phối xong ong chúa bay trở lại đàn. (Oertel, 1940) [39].