Nghiên cứu về chọn lọc giống ong Apis mellifera

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh vật học của các tôt hợp lai f1, giống ong ngoại (apis mellifera linnaeus) tại miền bắc việt nam (Trang 30 - 31)

Giá trị kinh tế đem lại trực tiếp của ong mật v−ợt xa so với các loại vật nuôi khác vì chúng không những đem lại những sản phẩm nông nghiệp hữu ích mà chúng còn đem lại giá trị to lớn nhờ việc thụ phấn cây trồng. Giá trị kinh tế của ong mật đ7 thu hút sự quan tâm của những nhà di truyền, chọn giống và các công ty kinh doanh nhằm cải tiến những kỹ thuật nuôi, thay đổi tập tính của giống đ−ợc tạo ra nhằm tạo ra những đặc tính hiệu quả, kinh tế hơn cho ong mật. Các nhà chọn giống th−ờng rất quan tâm đến nhu cầu cụ thể của một khu vực địa lý mà ở đó giống ong của họ tạo ra sẽ đ−ợc sử dụng sau này. Nhu cầu cụ thể về một giống ong cần đ−ợc xác định dựa vào −ớc muốn, tiềm năng, khả năng phát triển của nghề nuôi ong, những điều kiện trái ng−ợc và cụ thể cho mỗi khu vực, và cuối cùng là những hạn chế của giống ong hiện có của nơi đó.

Nuôi ong đem lại nhiều lợi ích và có rất nhiều thuận lợi tuy nhiên những khó khăn và điều kiện bất lợi về sinh học tại mỗi vùng cụ thể nh− bệnh tật, ký sinh, điều kiện khắc nghiệt không thuận lợi của khí hậu mùa đông, sự hạn chế về thời gian của một vụ mật, sự thiếu hụt về nguồn phấn trong những thời điểm khó khăn trong năm… luôn đặt ra thách thức cần giải quyết cho một

ch−ơng trình chọn tạo giống. Bệnh và ký sinh có thể điều khiển đ−ợc bằng các tác nhân hoá học và thuốc kháng sinh tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công và dễ dàng sử dụng vì những nguyên nhân nh− kháng thuốc của dịch hại, để lại tồn d− trong sản phẩm, gây bẩn, ô nhiễm môi tr−ờng và tăng chi phí nuôi ong…Nh− vậy, một dòng hay giống ong đ−ợc tạo ra cần phải có khả năng kháng bệnh, ký sinh, thích nghi tốt với những điều kiện bất lợi của vùng hay khu vực đó. Ngoài ra, dòng hoặc giống ong chọn tạo ra phải thích hợp với nghề nuôi ong hiện đại, ít chia đàn, không hung dữ (ít đốt), hiền lành và không xáo động khi kiểm tra, không bốc bay.

Trong nghề nuôi ong, ngoài những sản phẩm trực tiếp thì ngày nay việc nuôi ong để cho ngành trồng trọt thuê thụ phấn cây trồng đang đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều n−ớc, ở Mỹ việc nuôi ong cho thuê để thụ phấn cây trồng đem lại phần lợi nhuận bằng với lợi nhuận của những sản phẩm trực tiếp của con ong [57].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh vật học của các tôt hợp lai f1, giống ong ngoại (apis mellifera linnaeus) tại miền bắc việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)