Ong đực đơn bội, ong đực l−ỡng bội và vấn đề cận huyết của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh vật học của các tôt hợp lai f1, giống ong ngoại (apis mellifera linnaeus) tại miền bắc việt nam (Trang 31 - 33)

chi phí nuôi ong…Nh− vậy, một dòng hay giống ong đ−ợc tạo ra cần phải có khả năng kháng bệnh, ký sinh, thích nghi tốt với những điều kiện bất lợi của vùng hay khu vực đó. Ngoài ra, dòng hoặc giống ong chọn tạo ra phải thích hợp với nghề nuôi ong hiện đại, ít chia đàn, không hung dữ (ít đốt), hiền lành và không xáo động khi kiểm tra, không bốc bay.

Trong nghề nuôi ong, ngoài những sản phẩm trực tiếp thì ngày nay việc nuôi ong để cho ngành trồng trọt thuê thụ phấn cây trồng đang đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều n−ớc, ở Mỹ việc nuôi ong cho thuê để thụ phấn cây trồng đem lại phần lợi nhuận bằng với lợi nhuận của những sản phẩm trực tiếp của con ong [57].

2.4.1. Cơ sở khoa học của chọn giống ong mật

2.4.1.1. Ong đực đơn bội, ong đực l−ỡng bội và vấn đề cận huyết của đàn ong ong

ở hầu hết các loài động vật sinh sản hữu tính, trong mỗi một thế hệ chỉ tồn tại giới tính cái và giới tính đực. Sự sinh sản nòi giống về sau là kết quả kết hợp về mặt di truyền của hai kiểu giới tính này. Tuy nhiên, đối với ong mật, trong đàn ong có hai loại ong đực là ong đực đơn bội và ong đực l−ỡng bội.

Ong đực đơn bội có bộ nhiễm sắc thể là n=16 là những con ong đực đ−ợc ong chúa sinh ra từ các tế bào trứng không thụ tinh và những quả trứng này đ−ợc đẻ vào lỗ tổ có kích th−ớc lớn hơn lỗ tổ ong thợ (hay gọi là lỗ tổ ong đực), vì thế, chúng chỉ mang đặc điểm di truyền của mẹ. Đây là những con ong đực tồn tại bình th−ờng trong đàn ong và tham gia vào quá trình sinh sản để duy trì nòi giống.

Ong đực l−ỡng bội có bộ nhiễm sắc thể là 2n=32 đ−ợc sinh ra từ trứng đ7 thụ tinh giống nh− ong chúa hay ong thợ và cũng đ−ợc ong chúa đẻ vào lỗ tổ ong thợ, nh−ng tất cả các alen ở bộ nhiễm sắc thể giới tính của chúng đều là đồng hợp tử (Rothenbuhler, 1957; Mackensen,1951; Woyke 1972) [47], [35], [62].

Trong các công trình nghiên cứu riêng rẽ, Mackensen (1951) [35], Laidlaw và Gomes (1956) [32] đ7 phát hiện thấy ở những đàn ong có ong chúa đ−ợc giao phối với những con ong đực gần gũi về huyết thống thì các cầu nhộng có ấu trùng vít nắp không đều. Các tác giả trên giả thiết rằng hiện t−ợng này là do các alen gây chết ở trong nhiễm sắc thể làm cho trứng không nở đ−ợc và chúng bị các con ong thợ tr−ởng thành gắp bỏ đi.

Công trình nghiên cứu của Woyke (1967) [61] cho thấy trong điều kiện bình th−ờng, các con ong đực này bị các con ong thợ tr−ởng thành giết chết ở giai đoạn ấu trùng không quá 2 ngày tuổi do chính những con ấu trùng này đ7 tiết ra một loại chất gọi là “chất ăn”. Do đó, chúng ta không bao giờ thấy đ−ợc ong đực l−ỡng bội trong đàn ong. Woyke đ7 thí nghiệm chuyển các con ong đực l−ỡng bội vào trong các lỗ tổ đ7 có sẵn ấu trùng ong thợ bình th−ờng thì cả 2 ấu trùng này đều bị ong thợ ăn ngay khi vừa chuyển sang. Nh−ng nếu các ấu trùng ong đực đ−ợc rửa bằng dung môi lipit tr−ớc khi chuyển sang thì không bị ong thợ tiêu diệt. Từ đó ông kết luận rằng các trứng ong đực l−ỡng bội đều nở ra thành ấu trùng, nh−ng những con ấu trùng này tiết ra chất pheromon lôi cuốn các con ong thợ tr−ởng thành đến tiêu diệt chúng (gọi là chất ăn). Tiếp tục nghiên cứu đến năm 1969 ông đ7 tạo đ−ợc ong đực l−ỡng bội tr−ởng thành. Các con ong đực này lớn hơn và nặng hơn các con ong đực đơn bội, nh−ng thể tích cơ quan sinh tinh của chúng chỉ bằng 1/10. Vì thế, số l−ợng tinh trùng do ong đực l−ỡng bội sinh ra không nhiều hơn so với ong đực đơn bội và là tinh trùng l−ỡng bội (2n=32), chúng không có khả năng thụ tinh hay không có khả năng tạo giống.

Mặc dù ong đực l−ỡng bội không có ý nghĩa trong việc sinh sản duy trì nòi giống, nh−ng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định alen giới tính và đánh giá mức độ cận huyết của đàn ong cũng nh− của một giống ong. Từ việc xác định tỷ lệ ong đực l−ỡng bội trong đàn ong, Woyke (1976) [63] đ7 đ−a ra công thức tính số alen giới tính của đàn ong nh− sau:

C 1 = N

Trong đó: N là số alen giới tính, C là tỷ lệ % ong đực l−ỡng bội trong đàn ong.

Bằng các ph−ơng pháp khác nhau, một số nhà nghiên cứu (Laidlaw and Gomes, 1956; Mackensen, 1951; Woyke, 1976) [32], [35], [63] cũng đ7 xác định rằng trong điều kiện đàn ong phát triển bình th−ờng thì locus gen giới tính của ong có ít nhất là 12 alen. Từ đó, có thể suy ra tỷ lệ ong đực l−ỡng bội cho phép trong đàn ong là: =8,33%

12 1 = N 1 = % C

Tỷ lệ 8,33% đ−ợc coi là giới hạn để xác định mức độ cận huyết của đàn ong. Nếu tỷ lệ này càng thấp thì số alen giới tính của đàn ong càng cao, dẫn đến khả năng sinh sản con cái dị hợp tử càng lớn, sức sống của đàn ong càng cao. Ng−ợc lại, tỷ lệ này càng tăng thì đàn ong càng bị cận huyết nhiều hơn (Woyke, 1972) [62]. Tuy nhiên, trong tự nhiên một con ong chúa có thể giao phối với nhiều con ong đực có nguồn gốc khác nhau nhờ vậy mà ong chúa đ7 nhận đ−ợc số l−ợng lớn alen giới tính nên trong thực tế hiện t−ợng cận huyết của đàn ong diễn ra chậm chạp hơn nhiều so với tính toán lý thuyết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh vật học của các tôt hợp lai f1, giống ong ngoại (apis mellifera linnaeus) tại miền bắc việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)