Một số thành tựu chọn tạo giống ong trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh vật học của các tôt hợp lai f1, giống ong ngoại (apis mellifera linnaeus) tại miền bắc việt nam (Trang 41 - 43)

Việc thử nghiệm du nhập ong Châu âu vào nhiệt đới Châu á đ−ợc bắt đầu từ thế kỷ 20 và cho đến những năm 1950 mới thực sự đạt đ−ợc kết quả. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc du nhập ong Châu âu vào khu vực Châu

á ít thành công. Nguyên nhân cơ bản nhất đ7 đ−ợc xác định là do tác hại của ký sinh Varroa jacobsoni (có nguồn gốc từ ong A. cerana) và Tropilaelaps clareae (có nguồn gốc từ ong A. dorsata) (tài liệu Hội nghị t− vấn về nuôi ong

A. mellifera ở Châu á nhiệt đới BKK/Chiangmai, Thái lan 9-14/4/1984). Cả hai loại ve ký sinh này đều xâm nhập nhanh chóng vào đàn ong A. mellifera

và tác hại mạnh mẽ hơn nhiều lần so với ở ký chủ cũ của chúng (A. cerana và

A. dorsata). Điều đáng quan tâm là trong hai loài trên thì Tropilaelapsclareae

có tác hại huỷ diệt đối với ong A. mellifera (Burgett và đồng nghiệp, 1983) [21].

ở Châu Âu và Châu Mỹ, công tác chọn giống ong mật đ7 đ−ợc tiến hành cách đây hơn 1 thế kỷ đối với loài ong A. mellifera (Crane, 1990) [10]. Từ đầu thế kỷ XX, bằng cách kết hợp các đặc điểm tốt của các dòng ong khác nhau, Adam đ7 tạo ra giống ong Buckfast nổi tiếng ở Châu Âu [18].

Có rất nhiều biến dị có khả năng kháng lại một số bệnh và ký sinh của ong mật luôn tồn tại trong tự nhiên ở một số giống ong. Giống ong đen Apis mellifera mellifera của Mỹ (có nguồn gốc từ Bắc Âu) nhạy cảm hơn với sâu sáp (Galleria mellonella L), thối ấu trùng Châu Âu so với giống ong vàng có nguồn gốc từ ý (Apis mellifera ligustica) (dẫn theo [48]).

Mục tiêu trong công tác chọn lọc và lai tạo giống ong ý cũng nh− các dòng ong của nó những nhà nghiên cứu Mỹ quan tâm đến việc nâng cao sức đẻ trứng của ong chúa, tăng hiệu quả thụ phấn đối với cây trồng, nâng cao năng suất mật và giảm sự chia đàn tự nhiên [46].

Nghiên cứu về chọn tạo giống ong kháng bệnh thối ấu trùng Châu Âu đ7 đ−ợc nhiều tác giả quan tâm từ rất sớm. Năm 1937, Park và cộng sự đ7 bắt đầu ch−ơng trình chọn tạo giống kháng bệnh thối ấu trùng Châu Âu của mình với

các giống ong Caucasian, Carniolan, Italian và một số dòng lai thu thập trên toàn n−ớc Mỹ các đàn ong đ−ợc tuyển chọn theo ý định là chúng có khả năng kháng bệnh tự nhiên với bệnh thối ấu trùng Châu Âu ở một mức độ nào đó, một nhóm khác là những đàn đối chứng nhạy cảm với bệnh này. Trải qua 15 thế hệ (bắt đầu từ năm 1943 kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đ−ợc sử dụng để điều khiển giao phối thay thế cho ph−ơng pháp cách ly giao phối tr−ớc đó), đến năm 1949 khả năng kháng ký sinh của giống ong mà họ tạo ra đạt đến 98% và tính trạng này có khả năng di truyền (Roberts, 1967) [46].

Rothenbuhler (1958), cũng nghiên cứu về giống ong kháng bệnh thối ấu trùng châu Âu và đến năm 1967 thì tất cả các dòng ong mà ông và cộng sự tạo ra đều hoàn toàn kháng lại đ−ợc bệnh thối ấu trùng Châu Âu trong khi các giống nhậy cảm làm đối chứng thì bị nhiễm 100%. Kết quả nghiên cứu của Rothenbuhler (1957) [47] cho thấy ong thợ của giống ong kháng bệnh bảo vệ không cho bào tử của bệnh thối ấu trùng Châu Âu tiếp xúc với ấu trùng bằng một loại dịch tiết mà chúng nuôi ấu trùng (dịch tiết tuyến hàm có chứa một l−ợng lớn chất kháng sinh hoạt động). Theo kết quả nghiên cứu của Rothenbuhler khi cho lai giữa các dòng nhạy cảm và dòng kháng bệnh thối ấu trùng Châu Âu, qua kết quả của đời F1, F2 và lai lại ông kết luận: gen quy định khả năng dọn vệ sinh và kháng ký sinh là alen lặn nằm trên 2 locus khác nhau. Theo F. Baumgarter (1967) thì việc lai tạo giữa hai giống ong A. m. carnica và A. m. ligustica cho năng suất con lai khá cao nh−ng ong thợ rất hay đốt, tuy nhiên cũng theo ông nếu cặp lai giữa A. m. carnica (không qua chọn lọc) và A. m. ligustica thì con lai cho năng suất không cao bằng dòng thuần A. m. carnica đ7 qua chọn lọc (dẫn theo [44]).

Marcovici (1965) lai ong đực A. m. carpatica với ong chúa A. m. caucasica và ng−ợc lại cho tăng năng suất mật lên 26,9 và 10,5%, sáp ong tăng t−ơng ứng là 28,5 và 7%. Ruttner (1968) cho lai giữa A. m. mellifera và

A. m. carnica thì thấy năng suất mật tăng 31% so với những đàn bố mẹ tốt nhất của chúng [50].

Theo Ruttner (1973) thì −u thế lai cũng đ−ợc biểu hiện khi cho các chủng địa lý lai với nhau thậm trí bố mẹ của chúng không phải là dòng thuần. Tuy nhiên không phải cứ bất cứ các chủng khác nhau về địa lý cho lai với nhau thì đều cho −u thế lai. Ngay cả khi cho lai hai phân loài khác nhau cũng không phải là đều cho −u thế lai. Theo ông những cặp lai sau đây không cho −u thế lai: A. m. cypria x A. m.carnica, A. m. cypria x A. m. ligustica và kể cả A. m. mellifera x A. m. ligustica (Fresnaye, 1976) [27].

Giống Midline và Starline đ−ợc Dadant và các con trai đ−a ra sản xuất vào năm 1949, đây là giống đ−ợc tạo ra từ việc lai các dòng nội phối. Trên cùng một điểm nuôi ong, năng suất mật của 2 giống ong này tăng từ 30% đến 100% so với ong ý và ong Capcadơ thuần chủng (Witherell, 1976) [57].

Fresnaye và cộng sự [27] thấy năng suất mật tăng lên từ 40-50% ở thế hệ thứ nhất của cặp lai A. m. mellifera với A. m. caucasica. Tuy nhiên, qua các kết quả lai kinh tế cho thấy lai 3 chủng (A. m. ligustica x A. m. caucasica) x A. m. mellifera là thành công nhất, năng suất mật tăng lên đến 116% so với đối chứng là A. m. mellifera.

Raghim-Zade (1977) [42] cho lai giữa hai chủng (nòi) địa lý của giống

A. m. caucasica (chủng màu xám x chủng màu vàng) thì thấy ong chúa lai tạo ra đời sau có sức đẻ trứng tăng lên.

Melnichenko (1977) cho lai giữa các chủng địa lý thuộc hai phân loài A. m. ligustica và A. m. carnica ở Nga thấy rằng năng suất và lợi nhuận kinh tế của những tổ hợp lai ba nguồn thực sự cao, những tổ hợp đ−ợc chọn lọc có khả năng kháng bệnh Nosema, bệnh ỉa chảy ở ong thợ tr−ởng thành (dẫn theo [1]).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh vật học của các tôt hợp lai f1, giống ong ngoại (apis mellifera linnaeus) tại miền bắc việt nam (Trang 41 - 43)