Sự đẻ trứng của ong chúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh vật học của các tôt hợp lai f1, giống ong ngoại (apis mellifera linnaeus) tại miền bắc việt nam (Trang 27 - 28)

Ong chúa sau khi đi giao phối với ong đực từ 1-3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, mỗi lần đẻ 1 quả trứng. Tr−ớc khi đẻ trứng ong chúa dùng 2 chân tr−ớc để xác định xem đó là lỗ tổ ong thợ (nhỏ hơn) hay ong đực (lớn hơn). Nếu là lỗ tổ ong thợ van của ống dẫn tinh sẽ mở ra để nhả tinh từ túi chứa tinh và 1 tinh trùng sẽ thụ tinh cho trứng, nếu là lỗ tổ ong đực nó không nhả tinh (Koeniger, 1986) [29].

Sức đẻ trứng của ong chúa phụ thuộc vào tuổi ong chúa, vào thế đàn, không gian cầu ong và điều kiện ngoại cảnh. Số trứng đẻ 1 ngày của ong chúa còn tuỳ thuộc vào loài, đối với ong A. cerana đẻ ít hơn ong A. mellifera. Ngay trong cùng một loài, ong chúa có số l−ợng ống trứng trong buồng trứng khác nhau nên chúng có sức đẻ trứng khác nhau. Ví dụ nh− trong loài ong A. mellifera, ong chúa giống ong Capcadơ (A. m. caucasica) có sức đẻ trứng khoảng 900-1500 trứng/ngày đêm, ong chúa giống ong A. m. carpatica có khả năng đẻ trứng từ 1500-1750 trứng/ngày đêm và ong chúa giống ong đen Châu Âu (A. m.mellifera) có sức đẻ 804-1430 trứng/ngày đêm (Vinogradova, 1977) [55].

Trong điều kiện tự nhiên ong chúa bắt đầu đẻ trứng sau khi giao phối 3 đến 12 ngày. Cũng có những con ong chúa bắt đầu đẻ trứng ngay sau khi bay đi giao phối một ngày, nh−ng số ong chúa nh− vậy rất ít (Oertel, 1940) [39].

Thời gian đầu ong chúa còn đẻ ít trứng, nh−ng càng về sau thì số l−ợng trứng đẻ càng tăng lên. Tuy nhiên sức đẻ trứng của ong chúa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− tuổi của ong chúa, giống ong, thế đàn ong, điều kiện khí hậu, nguồn hoa và mùa vụ nuôi ong.

Theo Harry [28] thì tuổi thọ của con ong chúa từ 3 đến 5 năm nh−ng chúng đẻ nhiều trứng nhất vào 2 năm đầu đời của nó, càng lớn tuổi thì sức đẻ trứng của ong chúa càng giảm, đến năm thứ 2 sức đẻ trứng của ong chúa giảm

20-30%, năm thứ 3 thì giảm đến một nửa, càng về những năm sau sức đẻ trứng càng giảm và số l−ợng trứng đẻ không đ−ợc thụ tinh càng tăng lên.

ở Việt Nam ng−ời nuôi ong phần lớn chỉ sử dụng chúa đẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo sự duy trì sinh sản và phát triển của đàn ong [9].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh vật học của các tôt hợp lai f1, giống ong ngoại (apis mellifera linnaeus) tại miền bắc việt nam (Trang 27 - 28)