Bệnh thối ấu trùng chủ yếu và nguy hiểm của ong A. mellifera ở Việt Nam là bệnh thối ấu trùng châu Âu (thối ấu trùng tuổi nhỏ). Đàn ong bị nhiễm
bệnh thối ấu trùng làm chết các ấu trùng nên làm ảnh h−ởng rất lớn tới sự phát triển của đàn. Kết quả theo dõi bệnh này đ−ợc trình bày trong bảng 4.13.
Qua số liệu thu đ−ợc trong bảng 4.13 thấy có rất nhiều tổ hợp lai và giống thuần không bị mắc bệnh thối ấu trùng trong thời gian nghiên cứu, các giống ong thuần và tổ hợp lai đó là: giống ong ý Việt Nam (đối chứng), các tổ hợp lai: K.V; KV.N; V.N; VK.N; VN.K và VS.N. Các đàn ong bị bệnh thối ấu trùng th−ờng vào thời điểm đầu vụ xuân và đầu vụ hè khi điều kiện về ẩm độ và nhiệt độ vừa không thích hợp cho sự sinh sản của đàn ong (sức đề kháng của đàn ong kém) và thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Bảng 4.13. Tỷ lệ bệnh thối ấu trùng của các giống thuần và tổ hợp lai (Đơn vị: %)
Ngày theo dõi
Giống, tổ hợp lai 15/2/06 10/3/06 2/4/06 25/4/06 18/5/06 10/6/06 TB V (ĐC) - - - - N 33,3 - - - - 16,7 8,3 K 16,7 16,7 - - - - 5,6 S - 16,7 - - - - 2,8 N.V 16,7 - - - - 16,7 5,6 K.V - - - - S.V - - - 16,7 2,8 V.K - - - 16,7 2,8 V.N - - - - V.S 16,7 - - - 2,8 NK.V 16,7 16,7 - - - - 5,6 KV.N - - - - SV.N - - - - 16,7 - 2,8 VK.N - - - - VS.N - - - - NV.K - 16,7 - - 16,7 - 5,6 VN.K - - - - NV.S 16,7 - - - - 16,7 5,6 VN.S - 16,7 - - - - 2,8
Trong thời điểm đầu vụ Xuân phát hiện nhiều tổ hợp lai và giống ong bị nhiễm bệnh hơn so với các thời điểm khác, tại thời điểm này giống ong N bị
nhiễm nặng nhất (33,3%), giống ong K và các tổ hợp lai: N.V, V.S, NK.V và NV.S bị nhiễm với tỷ lệ 16,7%, các giống ong thuần và tổ hợp lai khác không bị nhiễm. Trong thời điểm cả tháng 4 không phát hiện thấy tổ hợp lai nào bị nhiễm bệnh thối ấu trùng, nguyên nhân có thể do lúc này thế đàn ong lớn, mật độ ong cũng cao nên khả năng dọn vệ sinh của đàn ong tăng lên do vậy không phát hiện ra ấu trùng bị nhiễm bệnh khi kiểm tra. Khi vào tháng 5 một số tổ hợp lai bị tái nhiễm bệnh hoặc bị bệnh vì trên thực tế nguồn bệnh trong đàn ong có thể vẫn còn nên khi sức đề kháng của đàn ong giảm hoặc khả năng dọn vệ sinh kém thì bệnh lại có cơ hội phát triển.
Trong số các giống ong thuần và tổ hợp lai bị nhiễm bệnh thì giống thuần Niu Dilân bị nhiễm nặng nhất 8,3%. Nhìn chung các tổ hợp lai khác bị nhiễm nh−ng mức độ cũng chỉ ở tỷ lệ thấp vì chỉ từ 2,8-5,6%.