Vi khuẩn Staphylococcus aureus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình giết mổ gia cầm, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt gia cầm ở nội thành hà nội và đề xuất giải pháp khắc phục (Trang 26 - 30)

2. tổng quan tài liệu

2.5.3.Vi khuẩn Staphylococcus aureus

* Những đặc tính của vi khuẩn Staphylococcus aureus

Hình thái:

Staphylococcus aureus là vi khuẩn có hình cầu, bắt màu gr(+). Trên tiêu bản

xem trực tiếp các vi khuẩn đứng lẫn với tế bào mủ, tập hợp thành hình chùm nho, cũng có khi các cầu khuẩn đứng riêng rẽ. Đ−ờng kính trung bình 0,8 - 1 Micromet. Vi khuẩn không có giáp mô, không hình thành nha bào (Frost and P. B Spardbrow, 1997)[31].

Đặc tính nuôi cấy

Staphylococcus aueus mọc trên phạm vi rộng của môi tr−ờng, khuẩn lạc có màu sắc, gây dung huyết rất đặc tr−ng trên môi tr−ờng SBA (Frost and Spradbrow, 1997)[31].

Nuôi cấy Staphylococcus aureus trên môi tr−ờng đặc (thạch th−ờng) hình thành khuẩn lạc có kích th−ớc trung bình, nhẫn, không đều, màu vàng.

Hàng loạt môi tr−ờng chọn lọc, dạng dung dịch và dạng đặc, đ−ợc dùng để phân lập Staphylococcus aureus từ các nguyên liệu nhiễm bẩn. Những môi tr−ờng này là đặc biệt hữu ích trong việc kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm. Khi thêm potassium tellurite, lithium chloride, sodium azide, neomycin hoặc polymycin vào các môi tr−- ờng này, ở dạng nguyên chất hay dạng muối, là để ngăn cản sự nhiễm trùng của các loài vi sinh vật khác (Casman, E,P,và R, W. Bennet, 1988)[27].

Nuôi cấy trên môi tr−ờng Baird - Parker agar

Có bổ sung Egg yolk - tellurite - glycine - pyruvat. Môi tr−ờng này gồm có lithium choride và tellurit để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật khác, thể vẩn của lòng đỏ trứng gà để biểu lộ sự có mặt của lipaza, Staphylococcus aureus hình thành khuẩn lạc đen (vi khuẩn biến đổi tellurite thành tellurium làm cho khuẩn lạc có màu đen bóng đ−ợc bao quanh bởi vùng sáng rộng 2-5 mm). Các khuẩn lạc

Staphylococcus epidermidis th−ờng nhỏ hơn và xếp lộn xộn trên bề mặt (Baird – parker, A,C 1997) [35].

+ Thạch Columbia - CAN gồm axit nalicidic và colistin sulphate để nuôi cấy chọn lọc Staphylococcus và Streptococcus.

Đặc tính sinh vật hoá học của Staphylococcus aureus

Baird - Parker, A.C và Eyles, M.J.(1997) [23] cho rằng; Staphylococcus aureus xuất hiện ở ng−ời và động vật. Từ sự lây nhiễm âm ỉ trên bề mặt da và màng nhầy, nó lây nhiễm mãn tính, gây ra những đám viêm có mủ của tất cả các cơ quan, bao gồm lây nhiễm tại chỗ bị tổn th−ơng, n−ớc nhầy khô cứng của màng nhầy, các ổ áp xe, chỗ m−ng mủ, viêm x−ơng, viêm vú và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus là cầu khuẩn gram d−ơng, phản ứng oxidaza âm tính. Vi khuẩn này có khả năng lên men đ−ờng manitol và sử dụng đ−ờng glucoza nh− một nguồn cung cấp năng l−ợng (Armastrong C và Payne J, B, 1966) [22].

* Đặc tính gây bệnh

Staphylococcus aureus gây bệnh cho tất cả các loài động vật và ng−ời. Trong tự nhiên, tụ cầu th−ờng ký sinh trên da, màng nhầy, niêm mạc của ng−ời và gia súc. Từ đây, chúng lan toả ra khắp nơi và đ−ợc bảo vệ bởi một số coenzyme, hoạt động nh− một tác nhân chuyên chở electron trong tế bào, xâm nhập vào hốc mũi. Khi sức đề kháng của cơ thể kém, hoặc tổ chức bị tổn th−ơng vi khuẩn trỗi dậy và gây bệnh, có thể gây những ổ mủ lớn, tràn lan. Hậu quả phụ thuộc vào độc lực của chủng gây bệnh.

Staphylococcus hylicus gây ra bệnh truyền nhiễm đối với lợn con từ 1-7 tuần

tuổi, độc tố xâm nhập làm cho da bị bong ra từng mảng gây tổn th−ơng nghiêm trọng và tử vong cao, còn gọi là bệnh dày mỡ( greasy – pig disease).

Một số tr−ờng hợp ở ng−ời còn thấy nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm ruột, viêm tuỷ x−ơng, ngộ độc thức ăn và hội chứng sốc ngộ độc thần kinh (Frost and Spradbrow, 1997)[31].

Sức đề kháng

Tụ cầu có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất. ở 700C chết trong 1 giờ, 800C chết trong 10- 30 phút, 1000C chết trong vài phút, axit phenic 3-5 % diệt vi khuẩn trong 3-5 phút. Formol 1% diệt vi khuẩn trong 1 giờ. ở nơi khô hanh và đóng băng, vi khuẩn có sức đề kháng tốt. Staphylococcus chịu đựng tới 15% NaCl, dễ nhạy cảm với thuốc nhuộm hoá học. Tuy nhiên, với nồng độ 7,5% NaCl, đ−ợc sử dụng nh− tác nhân tuyển chọn và tím gentian sử dụng nh− chất ức chế trong môi tr- −ờng (Frost and Spradbrow, 1997)[31].

* Độc tố của vi khuẩn Staphylococcus aureus

Theo Frost và Spradbrow (1997)[31], phần lớn Staphylococcus aureus sinh ra những độc tố. Bao gồm: Độc tố, men (enzyme) song vai trò của chúng trong tác nhân gây bệnh ch−a hiểu biết đ−ợc nhiều.

Độc tố dung huyết (Haemolysins)

Có 3 loại cơ bản là:

+ Dung huyết anpha (α): Dung huyết tố này cũng gây hoại tử da và gây chết. Đây là một ngoại độc tố, bản chất là protein, bền với nhiệt độ. Hoạt động trên cơ trơn.

+ Dung huyết beta(β): Gây dung huyết, tạo thành một dải lờ mờ trên môi tr−ờng SBA. Đó là một Phospholipid có chứa Sphingosine bao gồm axit béo, phosphoric axit và choline.

+ Dung huyết tố đen ta (δ): Gây dung huyết trong phạm vi hẹp.

Ngoại độc tố bạch cầu (Leucocindin)

Là độc tố diệt bạch cầu đa nhân của nhiều loài động vật và có thể đóng vai trò trong những tác nhân gây bệnh.

Độc tố đ−ờng ruột (Enterotoxins)

Khoảng 50% chủng tụ cầu tiết ra độc tố đ−ờng ruột, đặc biệt ở ng−ời. Có 6 serotype (A - F ) là nguyên nhân quan trọng gây ngộ độc thực phẩm ( Frost and Spradbrow, 1997)[31].

Độc tố ruột là những ngoại độc tố, bền với nhiệt độ và không bị phân huỷ bởi dịch vị ( Nguyễn Nh− Thanh, 1998)[17].

Men đông vón huyết t−ơng (Coagulaza)

Staphylococcus aureus có khả năng sản sinh ra men coagulaza, men này làm đông huyết t−ơng. Có thể là giới hạn tế bào hoặc khuếch tán ánh sáng, đ−ợc phát hiện bởi phết tiêu bản hay ống nghiệm.

Ngoài ra, Staphylococcus aureus còn sản sinh men hyaluronidaza, men lactamase, độc tố gây viêm da, độc tố thần kinh, men tuyến tuỵ (lipase) ( A. J. Frost and P.B Spradbrow, 1997)[32].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình giết mổ gia cầm, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt gia cầm ở nội thành hà nội và đề xuất giải pháp khắc phục (Trang 26 - 30)