II/ Thiết bị-Đồ dùng dạy học
1/ Kiến thức : Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ ở Trung và Nam Mĩ.
- Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.
- Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì và sự độc lập của Cu-ba - Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ.
II / Thiết bị- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ các nước Trung và Nam Mĩ, lược đồ các đô thị châu Mĩ.
III/ Tiến trình tổ chức dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ: Nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ?
2/ Giới thiệu bài mới: Đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Trung và Nam Mĩ như thế nào? Tìm hiểu bài 43.
Hoạt động Thầy và Trò Nội dung Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
HS tự nghiên cứu mục 1trang 131 SGK để trả lời các câu hỏi.
GV: Cư dân của Trung và Nam Mĩ trước 1492?
HS: Người Anh-điêng.
GV: Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha diễn ra như thế nào?
GV nhấn mạnh tình hình của các nước Mĩ La tinh hiện nay đang đấu tranh chống sự phụ thuộc vào Mĩ.
Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân.
GV cho HS quan sát lược đồ 43.1 trang 132 SGK
GV: sự phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ như thế nào?
HS: Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều: tập trung ở vùng cửa sông, vùng ven biển, vào sâu nội địa dân cư thưa thớt.
Hoạt động 3: HS thảo luận nhóm.
GV cho HS quan sát lược đồ 43.1, tổ chức cho các em thảo luận nhóm với nội dung: Sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với ở Bắc Mĩ?
GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV nhận xét và bổ sung theo đáp án đúng: - Ở Trung và Nam Mĩ phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi ở hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Ở Trung và Nam Mĩ dân cư phân bố thưa thớt ở đồng bằng A-ma-dôn, trong khi đó ở Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
GV: Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
GV: Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do quá trình đô thị hoá tự phát ở Trung và Nam Mĩ?
1/ Sơ lược lịch sử
- Trước năm 1492, cư dân Trung và Nam Mĩ là người Anh-điêng.
- Từ 1492 đến thế kỷ XVI: Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm nhập khu vực này, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang.
- Từ thế kỷ XVI-thế kỷ XIX: Thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm chiếm Trung và Nam Mĩ.
- Đầu thế kỷ XX, các nước Trung và Nam Mĩ bắt đầu giành được độc lập.
2/ Dân cư.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh. - Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao: trên 1,7 %
- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều: tập trung ở vùng cửa sông, vùng ven biển, vào sâu nội địa dân cư thưa thớt. 3/ Đô thị hoá
- Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá, tỉ lệ dân thành thị chiếm 75%
- Đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết.
4/ Củng cố: Quan sát lược đồ 43.1 trang 132 SGK, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ?
5/ Bài tập: HS về nhà làm bài tập số 2 trang 133 SGK, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi ở bài44. ****************************** Ngày soạn:03/03/2010 Ngày dạy: 06/03/2010 (Bù TKB T6)
TIẾT 49 KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
I/ Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: - Đặc điểm nền nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ - Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ.
II / Thiết bị- Đồ dùng dạy học
- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ, một số hình ảnh về các hình thức sở hữu nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
III/ Tiến trình tổ chức dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ: Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
2/ Giới thiệu bài mới: Đặc điểm nền nông nghiệp của khu vực Trung và Nam Mĩ như thế nào? Tìm hiểu bài 44.
3/ Dạy và học bài mới.
Hoạt động Thầy và Trò Nội dung
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân. GV cho HS quan sát hình 44.1, 44.2, 44.3, HS rút ra các nhận xét về các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
GV: Quan sát hình 44.1 em có nhận xét gì? HS: Canh tác lúa mì bằng phương thức canh tác cổ truyền, trên mảnh đất nhỏ bé. GV: Hình thức sở hữu tiểu điền trang (Mi- ni-fun-đi-a) là gì?
HS dựa vào nội dung SGK để trả lời- GV nhận xét và bổ sung.
GV: Quan sát hình 44.3, em có nhận xét gì? HS: đây là hình thức sản xuất theo quy mô lớn.
GV: Hình thức sở hữu đại điền trang (La-ti- fun-đi-a) là gì?
HS dựa vào nội dung SGK để trả lời- GV nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân.
GV: những bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?