Ngân hàng Ngoại thương TPHCM

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 25 - 26)

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương TPHCM được thành lập vào năm 1976 và là Chi nhánh lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng Ngoại thương TPHCM không ngừng lớn mạnh về quy mô lẫn hiệu quả hoạt động, đồng thời luôn giữ vững vai trò là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh chủ lực và uy tín của cả nước. Nhắc đến Ngân hàng Ngoại thương TPHCM, người ta thường nghĩ đến một Chi nhánh ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất của cả nước với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 15%. Riêng đối với lĩnh vực huy động vốn, Ngân hàng Ngoại thương TPHCM chiếm trên 1/5 tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM. Ngoài ra, đây còn được xem là trung tâm về thanh toán quốc tế (chiếm 40% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của TPHCM), là đầu mối về kinh doanh ngoại tệ và là một trong những ngân hàng hàng đầu trong các lĩnh vực cho vay-đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh và thanh toán ngoại hối, kinh doanh thẻ,… Những thành quả to lớn trên được nhìn nhận như là kết quả của một quá trình định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp của Ban Giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương TPHCM.

– Do là Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, nên Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh TPHCM chịu sự chỉ đạo, điều tiết trực tiếp từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong vấn đề định hướng chiến lược kinh doanh. Tuy vậy, Chi nhánh Ngân

hàng Ngoại thương TPHCM vẫn hết sức chủ động trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh riêng của mình để trình Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp với đặc trưng địa bàn TPHCM cũng như phù hợp với khả năng hoạt động kinh doanh. Xuyên suốt từ hàng ngũ lãnh đạo, bộ phận tham mưu hoạch định chiến lược đến toàn thể cán bộ nhân viên đều được khuyến khích quan sát, lượng giá tình hình thực tiễn để tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh.

– Để tạo cơ sở vững chắc cho các quyết định liên quan đến chiến lược, Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh TPHCM thường xuyên tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín của Ngân hàng. Điều quan trọng hơn cả là khái niệm “khách hàng” được Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh TPHCM hiểu là khách hàng bên ngoài lẫn khách hàng nội bộ. Ban lãnh đạo quan niệm rằng ý kiến đóng góp, sự đánh giá của khách hàng bên ngoài lẫn của cán bộ nhân viên Ngân hàng đều đóng vai trò quan trọng như nhau trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.

– Chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược Marketing nói riêng luôn phải được kết hợp một cách nhuần nhuyễn. Thật vậy, thành công của Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh TPHCM ghi đậm dấu ấn của bộ phận tham mưu chiến lược mà ở đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh luôn luôn được thực hiện song hành với việc xây dựng chiến lược Marketing. Với quan điểm này, khi hoạch định một chiến lược kinh doanh cụ thể, bộ phận tham mưu chiến lược thường đặt ra các câu hỏi liên quan đến chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách chiêu thị và sự phối kết hợp các chính sách này phải như thế nào để có thể đảm bảo cho sự thành công của chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)