Kết luận chương

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 88 - 93)

Việc phân tích tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM tại chương 2 đã giúp người viết xác định được mục tiêu cần hướng đến của Chi nhánh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Với mục tiêu đó, ở chương 3, bằng công cụ ma trận SWOT và QSPM, người viết cụ thể hoá bằng chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm. Sự kết hợp hai chiến lược này, theo quan điểm đánh giá của chúng tôi, hoàn toàn có khả

năng để giúp Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM chiến lĩnh vị trị số một trong số các ngân hàng bán lẻ tại TPHCM.

Song song với việc xác định chiến lược, người viết còn tập trung đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra. Các giải pháp này bao gồm nhóm giải pháp về chiến lược Marketing-mix, nhóm giải pháp về quản trị Logistics, nhóm giải pháp để lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân hàng, nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin và cuối cùng là nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Có thể nói rằng, các giải pháp đưa ra đều được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc thực trạng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM cũng như xem xét các tác động tích cực lẫn tiêu cực từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Theo quan điểm của người viết, để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đã đề ra, nhất thiết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM phải thực hiện một cách đồng bộ các nhóm giải pháp nêu trên. Bên cạnh các giải pháp mà Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM có thể chủ động thực hiện được, các kiến nghị đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước và ngay cả đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã được người viết đề cập đến trong chương này.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu cấp thiết. Tuy vậy, trong giới hạn của một luận văn tốt nghiệp, tác giả hoàn toàn không có tham vọng bao quát hết được một lĩnh vực rộng lớn như vậy mà chỉ lựa chọn một ngân hàng thương mại cụ thể để nghiên cứu xây dựng chiến lược. Với đối tượng nghiên cứu hẹp như vậy, có thể rằng đề tài nghiên cứu sẽ thiếu hẳn tính phổ quát nhưng ngược lại sẽ đảm bảo được tính khả thi cần thiết cho đề tài.

KẾT LUẬN

Xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi quán triệt quan điểm hội nhập kinh tế là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại. Hoà mình vào biển lớn là việc làm không thể tránh khỏi nhưng cách thức Việt Nam hoà mình ra sao lại là vấn đề đang thu hút sự quan tâm chú ý của cả thế giới. Ý thức sâu sắc vấn đề này, đề tài không chỉ dừng lại ở vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh một cách chung chung cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM so với các ngân hàng thương mại trong nước mà tập trung vào phân tích, nhận định và đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả đánh giá cho thấy, xét về tương quan lực lượng, các ngân hàng thương mại Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực bán buôn – một lĩnh vực vốn là thế mạnh của các ngân hàng có tiềm lực tài chính to lớn và dày dạn về kinh nghiệm quản lý. Do vậy, sứ mệnh lịch sử người viết xác định cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM nói riêng trong bối cảnh hội nhập ngân hàng là lựa chọn cho mình hướng phát triển hoàn toàn mới để trở thành một ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp, hoạt động đa năng và dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Việc định hướng mục tiêu chiến lược đã khó, vấn đề xác định chiến lược và các giải pháp phù hợp để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược lại càng khó hơn. Bằng sự đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc, chiến lược chúng tôi xác định cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM chính là chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm, những chiến lược hoàn toàn có khả năng đảm bảo sự thành công cao nhất đối với một ngân hàng thương mại muốn trở thành một ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp.

Không dừng lại ở đó, với đề tài này, mục tiêu lớn hơn mà người viết muốn gửi gắm chính là một lần nữa khẳng định vai trò của công tác quản trị chiến lược đối với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một tổ chức. Chính quá trình nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra được rằng nguyên nhân của sự đình trệ trong

quá trình tổ chức hoạt động và sự giảm sút năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn chính ở sự yếu kém trong công tác quản trị chiến lược mà cụ thể hơn là công tác định hướng chiến lược kinh doanh. Toàn bộ vấn đề nằm ở khả năng nhận thức. Nhận thức đúng vai trò của công tác quản trị chiến lược chính là chìa khoá quan trọng giúp nâng sức cạnh tranh của mỗi một tổ chức.

Có thể nói rằng, qua phần trình bày như trên, các mục tiêu mà người viết đặt ra cho mình trước khi bắt tay vào nghiên cứu đã được giải quyết một cách tương đối trọn vẹn. Tuy vậy, lời kết cho đề tài mà người viết muốn đặt ra ở đây hoàn toàn không phải là một câu trả lời mà là một câu hỏi mới. Câu hỏi làm thế nào để có thể dành lại quyền chủ động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam ngay trên chính thị trường Việt Nam. Phần trả lời cho câu hỏi này xin được dành cho đề tài nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn TPHCM năm 2003, 2004, 2005 của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TPHCM.

2. Báo cáo tổng kết lộ trình thực hiện chương trình mục tiêu – lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2001 – 2005 của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TPHCM.

3. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004,2005 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM.

4. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh năm 2005 và kế hoạch kinh doanh năm 2006 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương TPHCM.

5. Báo cáo thường niên 2005 của Ngân hàng TMCP Á Châu.

6. Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động mạng lưới năm 2005 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM.

7. Chương trình mục tiêu – lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2006 – 2010.

8. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng hợp theo WTO và Bộ Thương mại. 9. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách trong hoạt động ngân hàng năm 2005 của

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TPHCM.

10. TS Nguyễn Văn Bình. Những nguyên tắc và định hướng đổi mới hệ thống thanh tra ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Tạp chí Ngân hàng, số 20, tháng 10/2006.

11. TS Đỗ Thị Hồng Hạnh. Một số giải pháp xây dựng tập đoàn tài chính-ngân hàng ở Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 20, tháng 10/2006.

12. Lê Văn Hinh. Sự tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực ngân hàng trong nước (trích Kỷ yếu hội thảo khoa học của Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng). NXB Thống kê, 2003.

13. ThS Trầm Xuân Hương. Đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế (trích Kỷ yếu hội thảo khoa học của Trường Đại học Kinh tế TPHCM). Cục xuất bản - Bộ Văn hoá thông tin, 2003

14. Hải Lý. Cạnh tranh trực tiếp. Thời báo Kinh tế Saigon, số 43, tháng 10/2006.

15. ThS Đỗ Thị Đức Minh. Một số vấn đề về sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (trích Kỷ yếu hội thảo khoa học của Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng). NXB Thống kê, 2003.

16. PGS.TS Phạm Văn Năng, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, TS Trương Quang Thông. Ngân hàng thương mại cổ phần TPHCM – nhìn lại một chặng đường. NXB Đại học Quốc gia, 2005.

17. Nghệ Nhân. 05 năm BTA. Thời báo Kinh tế Saigon, số 43, tháng 10/2006.

18. TS Phan Minh Ngọc. Ngân hàng sau gia nhập WTO. Tạp chí Ngân hàng, số 20, tháng 10/2006.

19. Nguyễn Phước Thanh. Vietcombank TPHCM – 30 năm một chặng đường. Tạp chí Ngân hàng, số 20, tháng 10/2006.

20. PGS.TS Nguyễn Đình Tự. Một số ý kiến về công tác thanh tra kiểm soát trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam (trích Kỷ yếu hội thảo khoa học của Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng). NXB Thống kê, 2003.

21. David A. Aaker. Triển khai chiến lược kinh doanh. NXB Trẻ, 2003. 22. Fred R. David. Khái luận về quản trị chiến lược. NXB Thống kê, 2003. 23. Michael E. Porter. Chiến lược cạnh tranh. NXB Tổng hợp TPHCM, 2006.

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)