Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 26 - 27)

Được đánh giá là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2005, Ngân hàng TMCP Á Châu luôn khẳng định công tác hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch kinh doanh là khâu cơ bản nhất quyết định thành bại của hoạt động Ngân hàng. Trái với một số các ngân hàng thương

mại khác tập trung vào hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận trước mắt, ngay từ những ngày đầu thành lập, Ngân hàng TMCP Á Châu đã xác định mũi nhọn cần phải tập trung là xây dựng và hoàn thiện công tác chiến lược mà cụ thể là thành lập bộ phận chiến lược gồm các chuyên viên giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Và trải qua hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Á Châu đã chứng minh được rằng việc đầu tư cho công tác hoạch định chiến lược là sự đầu tư hiệu quả và mang tính dài hạn.

– Công tác chuẩn bị nhân sự cho bộ phận chiến lược của Ngân hàng TMCP Á Châu là vấn đề chúng tôi quan tâm nhất. Ngay từ giữa những năm 90, Ngân hàng TMCP Á Châu đã đặt hàng Far East Bank (ngân hàng của Philippine) một chương trình đào tạo trung hạn về nghiệp vụ và kỹ thuật cho nhân viên. Thông qua chương trình đào tạo này, những nhân viên ưu tú nhất được tuyển chọn bồi dưỡng thêm và được phân công công tác tại bộ phận chiến lược kinh doanh. Như vậy, xét về quan điểm, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu đánh giá rất cao vai trò của công tác chiến lược đối với sự phát triển của Ngân hàng, coi đây là hoạt động cần sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài.

– Công tác chiến lược không phải đơn thuần là công tác của bộ phận chiến lược mà là công việc của toàn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Á Châu. Thật vậy, mặc dù được tổ chức thành 07 khối kinh doanh riêng biệt và Ban chiến lược của Ngân hàng là một ban độc lập với 07 khối kinh doanh trên nhưng ngay ở mỗi khối kinh doanh đều có những chuyên viên phụ trách công tác nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển, nghiên cứu thị trường cho khối mình. Như vậy, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu chiến lược, định hướng phát triển của các khối chức năng có tính đến yếu tố tổng hoà mối quan hệ giữa các khối kinh doanh. Điều này đảm bảo rằng chiến lược kinh doanh mang tính khả thi cao do được các cấp lãnh đạo, các khối kinh doanh và toàn thể nhân viên đồng thuận, nhất trí.

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)