Lộ trình thực hiện chiến lược 3.3.3.1 Giai đoạn 1 (2006 – 2007)

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 69 - 74)

4 Phòng Giao dịch và Quỹ tiết kiệm

3.3.5 Lộ trình thực hiện chiến lược 3.3.3.1 Giai đoạn 1 (2006 – 2007)

Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 01 năm kể từ cuối năm 2006 đến hết năm 2007. Đặc điểm của giai đoạn này là Việt Nam vừa được chính thức công nhận là thành viên của WTO nhưng các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ chưa được thực hiện hoàn toàn. Theo tinh thần của các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết, kể từ thời điểm 01/04/2007, các ngân hàng nước ngoài được chính thức thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam cũng như các hạn chế đối với một ngân hàng nước ngoài như huy động vốn VND, phát triển mạng lưới hoạt động,… đều được dỡ bỏ. Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù mọi trở ngại đều được dỡ bỏ tại thời điểm này nhưng sẽ chưa có sự thâm nhập ồ ạt từ phía các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam mà họ vẫn cần một thời gian cần thiết để lượng hoá và đánh giá thị trường Việt Nam. Do vậy, giai đoạn này vẫn là thời gian hữu ích đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM để bứt phá về năng lực cạnh tranh đối với cả các ngân hàng thương mại trong nước lẫn nước ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn quá độ mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện tiến trình cổ phần hoá. Kết thúc giai đoạn này, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM sẽ được quyền chủ động hơn trong kinh doanh, chính sách phân phối thu nhập sẽ hiệu quả hơn và có khả năng kích thích người lao động làm việc. Công việc cụ thể của giai đoạn này có thể được sơ lược như sau:

– Chiến lược thâm nhập thị trường:

9 Phát triển mạng lưới hoạt động: như đã trình bày ở các nội dung trước, tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển TPHCM quá mỏng. Do vậy, trong năm 2007, mục tiêu Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM phải đặt ra cho mình là tiếp tục thành lập các Phòng giao dịch trực thuộc ở các địa bàn kinh tế trọng yếu, mật độ dân số cao của TPHCM. Giai đoạn này có thể được xem như là giai đoạn dành chỗ, chiếm lĩnh các vị thế trọng yếu. Kế hoạch thành lập các Phòng Giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đến cuối năm 2007 như sau:

Bảng 3.3: Kế hoạch phát triển mạng lưới giai đoạn 1 (2006 – 2007)

Thời gian Đầu kỳ triPhát ển mới Cuối kỳ Ghi chú

Quý 4/2006 Hội sở: 01 PGD: 05

PGD: 02 Hội sở: 01 PGD: 07

Quận 1: Hai Bà Trưng Quận 3: Lê Văn Sỹ

Quý 1/2007 Hội sở: 01 PGD: 07

PGD: 02 Hội sở: 01 PGD: 09

Quận TB: Cộng Hòa

Quận BT: Xô Viết Nghệ Tĩnh

Quý 2/2007 Hội sở: 01 PGD: 09 PGD: 02 Hội sở: 01 PGD: 11 Quận BT: Bạch Đằng Quận 7: Phú Mỹ Hưng Quý 3/2007 Hội sở: 01 PGD: 11 PGD: 02 Hội sở: 01 PGD: 13

Quận 11: Lạc Long Quân Quận 6: Hậu Giang

Quý 4/2007 Hội sở: 01 PGD: 13

PGD: 02 Hội sở: 01 PGD: 15

Quận PN: Nguyễn Kiệm Quận 2: Trần Não

9 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, quảng cáo, thông tin tuyên truyền; thiết kế và tung ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho các đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm mục đích khẳng định thương hiệu, củng cố và gia tăng thị phần. Trong giai đoạn này, khách hàng mục tiêu được xác định là các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ nhưng các chiến lược truyền thông cũng phải dành một phần hợp lý cho các khách hàng truyền thống của Chi nhánh là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn.

9 Lành mạnh hoá tình hình tài chính để tạo tiềm lực về tài chính cho chiến lược thâm nhập thị trường trong các giai đoạn sau. Trong giai đoạn này, Chi nhánh

sẽ hạn chế cho vay và giải ngân các dự án lớn của các doanh nghiệp nhà nước đồng thời có kế hoạch tận thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý ngoại bảng,… thông qua việc phát mãi tài sản thế chấp hoặc trình chính phủ xoá nợ và tái cấp vốn cho các khoản nợ xấu mà chính phủ chỉ định cho vay hay nợ thuộc kế hoạch nhà nước. Mục tiêu của công tác này là giảm dần khả năng ảnh hưởng của nhóm khách hàng truyền thống đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đồng thời tạo đà để chuyển hướng mạnh mẽ thành ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn sau.

9 Song song với kế hoạch phát triển mạng lưới là việc sắp xếp, tổ chức nhân sự theo hướng đảm bảo khả năng phát huy sáng tạo và chủ động trong công việc đối với từng mỗi cá nhân, gắn quyền lợi cá nhân với hiệu quả kinh doanh của chính họ.

9 Xây dựng và trình Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kế hoạch xây dựng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính và kế hoạch thâm nhập thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng tại nước ngoài.

– Chiến lược phát triển sản phẩm:

9 Củng cố và hoàn thiện bộ phận nghiên cứu phát triển bằng cách tách hẳn bộ phận Marketing ra khỏi Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn để thành lập Phòng Marketing độc lập. Chức năng của Phòng này là hoạch định chính sách Marketing- mix mà trong đó, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm được xem là trọng tâm hàng đầu.

9 Hoàn thiện, cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin để gia tăng tính chính xác, an toàn, nhanh chóng và tiện ích tối đa cho người sử dụng. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên quan tâm đầu tư nâng cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử như Mobilebanking, Homebanking, Phonebanking,...

9 Nghiên cứu cải tiến quy trình, quy chế giao dịch hiện có nhằm một mặt rút ngắn thời gian thao tác xử lý giao dịch để phục vụ khách hàng tốt hơn, mặt khác hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro phát sinh trong quá trình thao tác do quy trình chưa hợp lý.

3.3.3.2. Giai đoạn 2 (2008 – 2010)

Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự thâm nhập ồ ạt của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mạnh về vốn, tiên tiến về công nghệ và dày dạn kinh nghiệm quản lý. Công việc cụ thể của giai đoạn này có thể sơ lược như sau:

– Chiến lược thâm nhập thị trường:

9 Chuyển đổi mạnh mẽ từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ bằng cách giảm dần tỷ trọng dư nợ và huy động từ các khách hàng truyền thống; tích cực đẩy mạnh hoạt động quảng bá hướng đến các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

9 Nếu như ở giai đoạn trước, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM tập trung phát triển mạng lưới nhằm mục đích dành chỗ mà chưa chú trọng đến chất lượng hoạt động của các Phòng Giao dịch thì ở giai đoạn này, Chi nhánh sẽ dốc toàn lực để kiểm soát và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng mỗi Phòng Giao dịch.

9 Không tiếp tục thực hiện việc phát triển mạng lưới giao dịch truyền thống mà tập trung đầu tư các kênh giao dịch hiện đại như Mobilebanking, Autobank, Internetbanking.

9 Tổ chức thực hiện kế hoạch thâm nhập thị trường nước ngoài. – Chiến lược phát triển sản phẩm:

9 Tin học hoá toàn bộ các mặt hoạt động của ngân hàng trong đó chú trọng đặc biệt đến việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để thiết kế sản phẩm dịch vụ.

9 Ngoài các sản phẩm truyền thống như huy động và cho vay, Chi nhánh sẽ tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới thông qua việc liên kết với các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính,... nhằm mục đích nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của Chi nhánh lên 40% vào cuối năm 2015.

9 Chủ động liên kết với các ngân hàng nước ngoài để nghiên cứu triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Kết thúc giai đoạn trước, các ngân hàng thương mại đã xác định được đâu là thị trường mục tiêu của mình (bán sỉ hay bán lẻ). Tuy vậy, việc xác định vị thế của từng mỗi ngân hàng trong từng mỗi phân khúc là chưa rõ ràng. Theo quan điểm của người viết, khoảng thời gian này là khoảng thời gian mà các ngân hàng thương mại trong từng mỗi phân khúc sẽ cạnh tranh xác định thị phần riêng cho mình. Các nội dung cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

9 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tuyên truyền nhằm mục đích khẳng định thương hiệu tại thị trường bán lẻ.

9 Khẳng định rõ ràng sự khác biệt về chất lượng dịch vụ của Chi nhánh so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn hoạt động.

9 Tự động hóa các thao tác xử lý nghiệp vụ trong ngân hàng bằng cách triển khai đồng loạt các kênh giao dịch điện tử hiện đại như Autobank, Internetbanking,… bên cạnh việc tiếp tục củng cố hoạt động của các kênh phân phối truyền thống là các Phòng giao dịch.

Bảng 3.4: Dự báo một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đến thời điểm 2015. Chỉ tiêu cơ bản 2005 2007 2010 2015 Tổng tài sản 9,500.00 13,300.00 17,100.00 38,000.00 Huy động vốn 6,743.00 11,463.10 16,857.50 33,715.00 Thị phần huy động vốn 3.65% 4.00% 5.00% 7.00% Dư nợ 5,736.00 9,751.20 14,340.00 28,680.00 Thị phần tín dụng 3.37% 3.80% 4.50% 6.00% Tỷ lệ nợ xấu 9.61% 5.00% 4.00% 3.00% Tổng thu 619.54 929.31 1239.08 3,097.70 Tỷ trọng thu dịch vụ 5.49% 10.00% 20.00% 40.00% Tổng chi 531.04 796.56 1,008.98 2389.68

Thu nhập trước thuế 88.50 132.75 230.10 708.02

ROA 0.67% 0.72% 0.97% 1.34%

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)