Lành mạnh hoá tình hình tài chính

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 81 - 82)

4 Phòng Giao dịch và Quỹ tiết kiệm

3.4.6 Lành mạnh hoá tình hình tài chính

Ni dung gii pháp

– Gia tăng khả năng sinh lời, dồn sức để trích lập dự phòng rủi ro của tất cả các khoản nợ thương mại đồng thời trình Chính phủ và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hỗ trợ nguồn để xử lý rủi ro các khoản nợ chỉ định và nợ kế hoạch nhà nước nhằm mục đích làm lành mạnh hóa bảng cân đối kế toán.

– Tích cực đôn đốc, tận thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ chờ xử lý, các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, các khoản lãi treo,…

– Đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi, đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM chuyển giao hoặc mua bán hẳn các khoản nợ này với các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản để giảm thời gian quản lý nợ xấu và tài sản thế chấp đồng thời tập trung toàn bộ thời gian cho hoạt động kinh doanh.

– Lựa chọn Basel II (các quy định của Basel về giám sát ngân hàng đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới đồng thời được xem là thông lệ quốc tế) làm định hướng cho công tác quản trị điều hành.

Nhng li ích d kiến đạt được khi thc hin gii pháp lành mnh hoá tình hình tài chính

– Tăng nguồn thu cho Chi nhánh thông qua việc giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu, nợ chờ xử lý, lãi treo,...

– Chuẩn mực hoá hoạt động thông qua việc lựa chọn Basel II làm định hướng hoạt động và quản trị điều hành.

Một phần của tài liệu 208 Chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.HCM giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)