4 Phòng Giao dịch và Quỹ tiết kiệm
3.5.4 Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3.5.3.1 Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính
3.5.3.1 . Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính
Sau gần 50 năm hoạt động, tính đến cuối năm 2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có một hệ thống mạng lưới gồm 112 Chi nhánh cấp 1 và các công ty thành viên trực thuộc hoạt động trên khắp mọi miền tổ quốc với các điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội khác nhau và hiệu quả hoạt động của từng mỗi đơn vị cũng khác hẳn nhau. Vấn đề đặt ra là với những khác biệt cơ bản đó, cơ chế khoán tài chính mà cụ thể hơn là cơ chế phân phối thu nhập phải được thực hiện như thế nào để đảm bảo được tính công bằng, dân chủ nhưng mặt khác cũng phải phản ánh
chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của từng đơn vị. Đối với nội dung này, chúng tôi kiến nghị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thiện cơ chế khoán tài chính về cho các đơn vị thành viên theo hướng phản ánh chính xác điều kiện môi trường kinh doanh, năng suất lao động, đóng góp về lợi nhuận của từng mỗi đơn vị vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn hệ thống và tuyệt đối chấm dứt tình trạng cào bằng, bình quân chủ nghĩa trong phân phối thu nhập. Một số chỉ tiêu cơ bản làm căn cứ xây dựng cơ chế khoán tài chính tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam như tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng địa bàn, dư nợ cho vay bình quân và dư huy động bình quân tính trên mỗi lao động, chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra, lợi nhuận sau thuế bình quân trên mỗi lao động,…
3.5.3.2 Tăng tính chủđộng cho các đơn vị thành viên
– Thực hiện việc phân công, ủy quyền cho Giám đốc các đơn vị thành viên để họ được chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Song song đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát huy vai trò của bộ phận hậu kiểm trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể phát sinh do lạm dụng phân công, ủy quyền.
– Tránh can thiệp quá sâu vào công tác tổ chức của đơn vị thành viên. Không buộc phải đưa các yếu tố chính trị vào công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ (ngoại trừ một số chức danh chủ chốt như Giám đốc, Kế toán trưởng).
– Tổ chức phối hợp tốt các đơn vị thành viên trên cùng địa bàn để tránh tình trạng cạnh tranh, lôi kéo khách hàng thiếu lành mạnh.