Chỉ định và chiến lược phẫu thuật nội soi UNMX

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và yếu tố nguy cơ HPV u nhú mũi xoang (Trang 109 - 110)

- Chỉ định phẫu thuật dựa vào độ lan rộng của khối u, nhiều tác giả cho rằng chỉ định phẫu thuật nội soi u nhú mũi xoang phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như "may đo" vậy[140, 184, 205]. Để lượng hoá được độ lan rộng của u người ta dựa vào các cách phân giai đoạn, phân giai đoạn của Krouse và Han tập trung vào độ lan rộng của u nhưng của Krouse có đánh giá thêm yếu tố ác tính của khối u, phân giai đoạn của Kamel dựa vào vị trí chân bám của u

ở xoang hàm hay không, phân loại gần đây năm 2007 của Cannady [43] dựa trên tỷ lệ tái phát liên quan đến vị trí u khác nhau. Tác giả Juan Gras- Cabrerizo [90] nghiên cứu so sánh kết quả phẫu thuật theo 3 cách phân loại của Krouse, Han và Cannady: cho thấy phân loại của Krouse cho thấy rõ tiến triển của bệnh, khi xuất hiện tái phát thì theo đúng từng giai đoạn nhất, tác giả

kết luận rằng phân loại theo Krouse và Cannady dễ theo dõi sau mổ hơn là phân loại của Han. Như vậy, phân loại của Krouse đánh giá chi tiết độ lan rộng của u, và bản chất của u, phản ánh được tình trạng bệnh và tiến triển của UNMX chính vì vậy chúng tôi lựa chọn phân loại này đểđánh giá và theo dõi kết quả PTNS.

- Nguyên tắc phẫu thuật nội soi của chúng tôi là phẫu thuật lấy hết u theo bốn bước tùy thuộc mức độ lan rộng của khối u, dựa vào phân loại phẫu thuật của Krouse, Wormald, Nicolai chúng tôi đưa ra 3 loại phẫu thuật tương ứng với 3 giai đoạn khối u để phân tích và theo dõi tốt hơn [112, 152, 208] (phụ

lục 5).

- Chúng tôi chỉ định phẫu thuật nội soi cho giai đoạn 1,2,3 của Krouse, còn giai đoạn 4 thì cần phẫu thuật đường ngoài, tia xạ hay phối hợp phẫu thuật và tia xạ bổ xung. Một số tác giả cho rằng phẫu thuật viên thường chọn

những trường hợp đơn giản, ít xâm lấn để PTNS nên cho kết quả tốt, tác giả

Waitz và Wigand lưu ý rằng ở giai đoạn u lan rộng, u xâm lấn ra xung quanh xoang hay có tế bào ác tính thì cần phải phẫu thuật theo đường ngoài. Stankiewicz [185] và Girgis cũng cùng quan điểm là PTNS điều trị UNMX ở

chỉđịnh giới hạn, tuy vậy Kamel và một số tác giả cho rằng PTNS có thể ứng dụng rộng rãi thậm chí cảở những ca khó, tác giả khuyên nên PTNS cắt phần giữa xương hàm cho những tổn thương lan rộng [85, 96, 97, 114, 193]. Bổ

xung cho quan điểm PTNS với u lan rộng thì Carlos, McCary cho rằng nên phối hợp nội soi với đường ngoài [44, 135, 206, 207]. Tất cả các tác giảđều thống nhất rằng yếu tố chính để quyết định phẫu thuật nội soi UNMX là vị trí xuất phát u, độ lan rộng và tổn thương lành tính, không có tác giả nào đề nghị

sự dụng PTNS cho khối u ác tính mũi xoang [60, 66, 115, 173].

Bảng 3.13 và biểu đồ 3.6 cho thấy loại phẫu thuật 1 chiếm 40%, loại 2 chiếm 26,7%, loại 3 chiếm 33,3%. Đối chiếu với kết quả của tác giả Nghiêm Thị Thu Hà thấy rằng giai đoạn 1: 11,1%, giai đoạn 2: 19,4% và giai đoạn 3: 69,5% trong đó giai đoạn 3 gồm có 23 bệnh nhân trong đó có 20 bệnh nhân thực hiện PTNS tiệt căn: mở mỏm móc, bóng sàng, sàng trước, sàng sau, ngách trán, mở rộng lỗ thông xoang hàm và 3 bệnh nhân PTNS tiệt căn mở

rộng: mở rộng PTNS mũi xoang cắt bỏ phần lớn vách mũi xoang tạo nên 1 hốc thông xoang hàm và hốc mũi, hay tác giả Nguyễn Bá Khoa áp dụng PTNS theo phân giai đoạn hệ thống Swab trong đó có 3 trường hợp cắt phần giữa xương hàm tối thiểu. Chúng tôi thấy rằng nghiên cứu của chúng tôi áp dụng phẫu thuật nội soi cắt phần giữa xương hàm (PTNS loại 3) cho toàn bộ

khối u giai đoạn 3, quan điểm phẫu thuật nội soi rộng rãi của chúng tôi cũng giống như Lawson, Nicolai, Kraft, Lombardi [118].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và yếu tố nguy cơ HPV u nhú mũi xoang (Trang 109 - 110)