Yếu tố thuộc về người bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị của hai phác đồ peginterferon alfa 2a kết hợp ribavirin và peginterferon alfa 2b kết hơp ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính (Trang 122 - 124)

-Rượu, thuốc lá:

Nghiện rượu cĩ thể làm giảm sự chính xác của đáp ứng điều trị. Để tăng hiệu quả điều trị, ngừng uống rượu là cần thiết trước và trong suốt quá trình điều trị (National Institutes Health, 2002). Bệnh nhân nhiễm HCV cĩ uống rượu sẽ cĩ lượng virus cao hơn bệnh nhân khơng uống rượu, nhiều nghiên cứu cho thấy, uống rượu qua một cơ chế nào đĩ làm lượng virus tăng lên [12]. Do việc thường xuyên uống rượu sẽ dẫn đến tăng tiến triển xơ hóa và cĩ thể làm giảm đáp ứng với trị liệu kháng virus, điều quan trọng là đảm bảo rằng bệnh nhân kiêng việc uống rượu thường xuyên. Nếu bệnh nhân khơng thể kiêng việc uống rượu thường xuyên, nên cớ gắng điều trị chứng nghiện rượu trước khi khởi đầu trị liệu kháng virus và bệnh nhân nên được hỗ trợ thêm trong suốt quá trình trị liệu kháng virus để họ cĩ thể tuân thủ liệu trình điều trị đầy đủ. Hút thuốc cĩ ảnh hưởng hiệu quả điều trị hay khơng, chưa cĩ tài liệu nghiên cứu, tuy nhiên ngừng thuốc lá trong quá trình điều trị vẫn tốt hơn. Trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ thể vì mẫu nhỏ, số người hút thuốc, uống rượu ít nên khảo sát chưa thấy cĩ sự khác biệt SVR.

- Tuổi và giới tính:

Yếu tố giới tính ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị đã được ghi nhận. Giới tính nữ là một tiêu chí dự đốn SVR trong những nghiên cứu sử dụng IFN dạng cơ bản điều trị, nhưng khơng cĩ trong những nghiên cứu sử dụng

PegIFN – Ribavirin [45], [72]. Những người trẻ ( < 40 tuổi) cĩ tỷ lệ SVR cao hơn khi sử dụng PegIFN – Ribavirin điều trị [42]. Những người cĩ đáp ứng bền vững trẻ hơn nhĩm người khơng cĩ đáp ứng trung bình 5 tuổi. Trong

nghiên cứu của chúng tơi SVR khơng khác nhau đối với yếu tố tuổi và phái tính. Đĩ cũng cĩ thể do chủng tộc, do tính đặc thù của người Việt Nam.

-Cân nặng và BMI:

Những bệnh nhân viêm gan C mạn cĩ chỉ số BMI ≥ 30 kg/m2 cĩ nhiều khả năng rơi vào tình trạng kháng insulin, gan nhiễm mỡ và xơ hĩa tiến triển, và làm giảm đáp ứng với liệu pháp điều trị kết hợp [33], [83], [85]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ SVR thấp hơn ở những bệnh nhân cĩ tình trạng kháng insulin và hoặc gan nhiễm mỡ. Trong những bệnh nhân nhiễm HCV genotype 1 được điều trị bằng PegIFN – Ribavirin, tỉ lệ SVR thấp hơn được ghi nhận ở những bệnh nhân cĩ tình trạng kháng insulin (chỉ số hằng số nội mơi, HOMA – IR > 2) so với những bệnh nhân khơng cĩ tình trạng kháng insulin (32,8% và 60,5%, p = 0,007, OR = 3,12, 95% CI = 1,42 – 6,89) [57]. Hơn nữa, những cơ chế cĩ thể khác của bệnh béo phì trên đáp ứng điều trị bao gồm cả tương quan tuyến tính giữa hiệu quả điều trị và liều Ribavirin tính theo cân nặng (10,6 – 15 mg/kg/ngày) [46]. Để thu được hiệu quả điều trị cao hơn cần giảm cân, tập thể dục trước khi điều trị, điều này cĩ tương quan với giảm chỉ số xơ hĩa, gan nhiễm mỡ [34]. Mối quan hệ giữa cân nặng nhỏ hơn (67 – 70 kg) ở bệnh nhân người châu Á với người Mỹ (78 – 81 kg) cũng cĩ thể đĩng vai trị quan trọng trong sự khác biệt [33].

Trong nghiên cứu của chúng tơi khơng thấy cĩ sự khác biệt về SVR đối với BMI và cân nặng vì đa số người VN cĩ cân nặng và BMI thấp.

- Hoạt độ enzyme ALT:

Sự thay đổi ALT cũng khơng cĩ ý nghĩa trong nghiên cứu này. Trong những nghiên cứu thế giới cũng ít thấy cĩ ảnh hưởng của ALT đối với hiệu quả điều trị, vì đa số viêm gan virus C mạn hoạt độ enzym ALT ít tăng cao. Điều này rất khác với viêm gan B, vì trong viêm gan B hoạt độ enzym ALT rất cĩ ảnh hưởng hiệu quả điều trị.

Tình trạng xơ hĩa lan tỏa và xơ gan được cảnh báo là một dấu hiệu xấu nhất cho tiên lượng về hiệu quả liệu pháp điều trị dựa vào IFN [66]. Bệnh nhân mắc bệnh xơ gan thường cĩ đáp ứng kém với liệu pháp điều trị bằng IFN chuẩn, với tỷ lệ SVR là 5 – 20% [55]. Tỉ lệ này tăng lên khi sử dụng IFN hay PegIFN kết hợp cùng Ribavirin, kết quả là tỉ lệ SVR: 33 - 44 % [42]. Nếu bệnh nhân tiền xơ gan thì khi điều trị PegIFN khả năng giảm hồng cầu, đặc biệt là tiểu cầu rất dễ xảy ra, và địi hỏi phải giảm liều. Nếu giảm liều Peginterferon hay Ribavirin trước 24 tuần thì ảnh hưởng nhiều đến SVR.

Trong nghiên cứu của chúng tơi, ở nhĩm I, SVR đối với bệnh nhân cĩ FibroScan F4 là 53,84%, nhỏ hơn F4 là 91,89% (p < 0,05). Như vậy tình trạng FibroScan xấu sẽ cho SVR thấp. Nhĩm II, SVR đối với bệnh nhân cĩ Fibroscan F4 là 70%, nhỏ hơn F4 là 87,5% (p > 0,05). Như vậy FibroScan xấu vẫn cho SVR thấp nhưng sự khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Ở đây chúng tơi xác định mức độ tổn thương gan bằng FibroScan, trong đĩ để xác định F4, chỉ số kPa thay đổi từ 12,5 kPa đến 75 kPa, sự chênh lệch kPa nhiều, do đĩ mức độ tổn thương gan trong F4 cũng rất khác nhau. Những bệnh nhân của chúng tơi ở đây tuy F4 nhưng mức độ tổn thương gan cĩ thể là viêm gan mạn tính hay xơ gan giai đoạn đầu. Vì vậy bệnh nhân F4 của chúng tơi vẫn cĩ khả năng đạt SVR tương đối cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị của hai phác đồ peginterferon alfa 2a kết hợp ribavirin và peginterferon alfa 2b kết hơp ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w