Chọn tạo giống ở mức tứ bội thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 39)

Các nghiên cứu ở mức phân tử gần đây đã khẳng định rằng những tiến bộ tuyệt vời đã được tạo ra trong thế kỷ 20 trong việc đưa những nguồn gen mới vào hệ thống gen của Tuberosum. Có sự đa dạng lớn ở DNA lục lạp của những giống khoai tây châu Âu được đưa ra gần đây (Waugh et al., 1990) [92] và hiện tượng đa hình ở DNA nhân được nhận biết bởi phương pháp RFLP cho thấy tầm quan trọng của các loài khoai tây dại và các dạng khoai tây nguyên thủy trong việc chọn tạo ra các giống khoai tây hiện đại.

Tuy nhiên, trên phạm vi thế giới, chọn tạo giống khoai tây hãy còn phần lớn là theo lối kinh nghiệm và không hiện đại về mặt di truyền, bằng cách chủ yếu dựa vào chọn lọc theo chu kỳ (recurrent selection) theo kiểu hình ví dụ như ở nhiều chương trình chọn tạo giống khoai tây trên thế giới: Canada (Tarn et al., 1992) [80], Anh quốc (Howard 1978) [49], Germany (Fitschen, 1984 và Ross, 1986 [67]), Ireland (Kehoe, 1982) [55], Northern Ireland (Lee, 1985) [57], The Netherlands (Neele et al., 1988) [62], và Mỹ (Douches và Jastrzebski, 1993) [32]. Chương trình chọn tạo giống khoai tây của Viện Nghiên cứu Cây trồng Scotland được bắt đầu từ trước 1982 là một ví dụ điển hình (Bradshaw và Mackay, 1994) [20]. Chọn lọc theo chu kỳ đã được áp dụng nhiều trong chương trình chọn tao giống khoai tây tại Trạm Chọn tạo giống Cây trồng Scotlands và Viện Nghiên cứu Cây trồng Scottlands. Từ năm 1920 đến nay, có tới 72 giống khoai tây đã được tạo ra trong chương trình chọn tạo giống này (Bradshaw, 2009) [21].

Đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các vật liệu Andigena ở mức tứ bội thể vào việc lai tạo và chọn lọc giống bằng phương pháp chọn lọc theo chu kỳ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 39)