Lợi thế của Vùng cao so với đồng bằng đối với vịệc nhân giống và sản xuất khoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 148 - 150)

xuất khoai tây giống

Trên cơ sở các kết quả của đề tài, nghiên cứu các tài liệu khí tượng và quan sát, đánh giá quá trình nhân giống khoai tây qua các giai đoạn từ in vitro,

semi in vitro cho đến in vivo, có thể thấy rõ những ưu điểm và nhược điểm của nhân giống khoai tây ở Vùng cao so với đồng bằng như ở bảng 3.48 dưới đây.

Bảng 3.48 So sánh các ưu điểm và nhược điểm của nhân giống ở Vùng cao so với đồng bằng.

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG/BẢO QUẢN

GIỐNG

VÙNG CAO ĐỒNG BẰNG

In vitro Quanh năm Quanh năm

Tiêu tốn ít điện năng Tiêu tốn nhiều điện nămg Semi in vitro (nhà lưới) Quanh năm Từ tháng 10 đến tháng 4

In vivo (ngoài đồng) Cách ly rất tốt Cách ly tương đối tốt Ít rệp, bọ trĩ và nhện Nhiều rệp, bọ trĩ và nhện Áp lực nhiễm virus thấp Áp lực nhiễm virus cao Tốc độ thoái hóa giống chậm Tốc độ thoái hóa giống

nhanh Hai vụ/năm (Xuân và Thu-

Đông)

Hai vụ/năm (Đông và Đông- Xuân)

Vận chuyển giống tương đối xa

Vận chuyển giống gần Hệ số nhân giống cao hơn ở

Đồng bằng

Hệ số nhân giống thấp hơn ở Vùng cao

Củ giống trẻ sinh lý hơn ở Đồng bằng 2 tháng (nếu thu tháng 5)

Mức độ trẻ sinh lý của củ giống hạn chế (nếu thu tháng 3)

Củ giống cho năng suất trồng cao hơn củ giống Đồng bằng

Củ giống cho năng suất trồng thấp hơn củ giống Vùng cao

Đất trồng thích hợp nhất: Đất ruộng lúa nước

Đất trồng thích hợp nhất: Đất ruộng lúa nước Thời gian bảo quản ngắn (từ

tháng 5 đến tháng 10)

Thời gian bảo quản dài (từ tháng 3 đến tháng 10) Bảo quản giống bằng kho

lạnh

Tiêu tốn ít điện năng hơn ở Đồng bằng

Tiêu tốn nhiều điện năng hơn ở Vùng cao

Thời vụ nhân giống in vivo

thích hợp

1.Vụ Xuân: trồng đầu tháng 2 và thu hoạch đầu tháng 5

Vụ Đông-Xuân: trồng đầu tháng 12 và thu hoạch đầu tháng 3 năm sau

Bảng 3.48 cho thấy rõ những lợi thế hơn hẳn của nhân giống khoai tây ở Vùng cao so với đồng bằng. Vì vậy, cần ưu tiên đầu tư cho việc xây hệ thống nhân nhanh và sản xuất khoai tây giống ở Vùng cao để đáp ứng nhu cầu to lớn về khoai tây giống ở Đồng bằng Bắc bộ nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung. Việc đầu tư này cần được thực hiện một cách đồng bộ cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực khoa học công nghệ, tương xứng với mỗi giai đoạn phát triển của hẹ thống, mang tính chất hệ thống toàn diện từ nhân nhanh khoai tây giống sạch bệnh in vitro (sản xuất hàng loạt các cây giống in

vitro), semi in vitro (sản xuất hàng loạt củ giống mini từ các cây in vitro trên

giá thể dinh dưỡng xốp hoặc khí canh) và in vivo (sản xuất giống gốc từ củ giống mini và giống xác nhận từ giống gốc trên ruộng lúa nước cách ly ở Vùng cao). Đồng thời, nhất thiết phải xây dựng và phát triển một cách tương ứng hệ thống các kho lạnh bảo quản, mạng lưới thanh tra, kiểm nghiệm, xác nhận và cung ứng khoai tây giống. Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài này, có thể nói, Vùng cao Sa Pa và một số vùng cao khác ở Bắc bộ có tiềm năng to lớn để trở thành những vùng sản xuất khoai tây giống sạch bệnh chủ yếu cho Đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 148 - 150)