Các dòng khoai tây Andigena ở Vùng cao và Đồng bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 130 - 134)

d. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống và nguồn củ giống đến nhân giống khoai tây

3.3.1Các dòng khoai tây Andigena ở Vùng cao và Đồng bằng

a. Các dòng khoai tây chống bệnh virus

Bảng 3.43 và biểu đồ 3.1 cho thấy đối với nhóm giống khoai tây Andigena chống bệnh virus, bình quân năng suất củ ở Thanh Trì (đồng bằng, 19,68 tấn/ha) cao hơn ở Vùng cao Tân Lạc (15,84 tấn/ha). Tuy nhiên, bình quân số củ/khóm ở Vùng cao Tân Lạc (8,80 củ/khóm) lại cao hơn ở đồng bằng (Thanh Trì, 5,78 củ/khóm). Các dòng khoai tây này ở Vùng cao có bình quân chiều cao cây là 65,95 cm và số thân/khóm là 5,77, cao và nhiều hơn hẳn ở đồng bằng (Thanh Trì) với bình quân chiều cao cây là 44,22 cm và số thân/khóm là 3,62. Trong số các dòng chống bệnh virus, có một số dòng cho năng suất ít biến động giữa hai vùng sinh thái đồng bằng (Thanh Trì) và Vùng cao (Tân Lạc) với năng suất bình quân khá cao như VR09 (21,39 tấn/ha), VR08 (21,14 tấn/ha) và VR02 (20,31 tấn/ha). Chứng tỏ những dòng này có tính thích ứng rộng hơn so với các dòng khác trong cùng nhóm giống Andigena chống bệnh virus.

Bảng 3.43 Năng suất và sinh trưởng của một số dòng khoai tây Andigena chống bệnh virus tại Thanh Trì, Hà Nội và Vùng cao Tân Lạc

Dòng/giống

Thanh Trì, Hà Nội, vụ Đông-Xuân 2007-08, trồng 9/12/2007, thu hoạch 8/3/2008

Vùng cao Tân Lạc, Hòa Bình, vụ Xuân 2008,

trồng 13/2, thu hoạch 14/5/2008 Năng suất

Củ/ khóm Năng suất (tấn/ha) Chiều cao cây (cm) Số thân/ khóm Số củ/ khóm Năng suất (tấn/ha) Chiều cao cây (cm) Số thân/khóm VR02 5,23 21,50 51,00 2,67 9,25 19,11 72,27 5,93 20,31 VR03 4,13 20,53 44,27 3,80 5,37 17,00 75,07 3,67 18,77 VR05 5,27 19,44 45,60 2,40 7,68 16,46 73,53 4,53 17,95 VR08 5,78 22,78 51,00 4,20 8,43 19,50 80,47 6,33 21,14 VR09 5,61 21,70 42,53 3,27 9,54 21,08 71,47 7,13 21,39 VR21 7,16 18,77 44,47 3,93 9,13 12,10 71,80 6,27 15,44 VR24 5,66 17,89 39,47 4,00 10,63 9,34 70,73 6,27 13,62 Diamant 5,87 18,35 43,13 3,47 9,75 13,70 48,00 8,07 16,03 Solara 8,13 22,28 44,73 3,93 8,04 16,87 46,27 3,60 19,58 VC38-6 5,00 13,54 36,00 4,53 10,22 13,27 49,87 5,93 13,41 Trung bình 5,78 19,68 44,22 3,62 8,80 15,84 65,95 5,77 17,76 CV % 15,30 11,80 8,00 14,60 17,10 12,50 7,10 13,50 12,15 LSD 5% 1,51 3,97 5,99 0,90 2,56 3,39 7,98 1,32 3,68

Biểu đồ 3.1 Năng suất bình quân của một số dòng khoai tây Andigena chống bệnh virus ở đồng bằng (Thanh Trì, Hanội) và Vùng cao Tân Lạc.

b. Các dòng khoai tây chống bệnh mốc sương

Bảng 3.44 Năng suất và sinh trưởng của một số dòng khoai tây Andigena chống bệnh mốc sương tại Thanh Trì, Hà Nội và Vùng cao Tân Lạc

Thanh Trì, Hà Nội, vụ Đông-Xuân 2007-

Củ/ khóm Năng suất (tấn/ha) Chiều cao cây (cm) Số thân/ khóm Số củ/ khóm Năng suất (tấn/ha) Chiều cao cây (cm) Số thân/khóm LB31 5,58 16,03 45,13 2,47 9,13 17,08 72,67 5,87 16,56 LB33 9,09 21,85 49,07 3,93 12,25 11,38 72,40 6,93 16,62 LB35 5,79 18,92 55,27 2,67 8,47 17,42 69,00 5,73 18,17 LB39 7,65 18,56 51,93 3,87 13,97 18,53 68,07 4,13 18,55 LB40 3,70 16,61 51,00 3,07 6,97 16,77 66,60 6,00 16,69 LB42 5,63 19,58 51,00 3,27 9,26 18,65 71,00 4,27 19,12 LB43 5,66 22,93 47,67 3,73 6,44 13,66 73,40 4,07 18,30 LB44 5,67 22,56 48,53 3,53 6,56 16,85 79,33 5,20 19,71 LB45 6,38 20,01 50,07 3,47 9,90 13,07 78,20 4,47 16,54 LB49 6,83 17,82 57,47 2,40 8,81 8,17 86,27 4,73 13,00 LB52 6,76 16,13 46,07 4,00 8,98 10,74 75,87 6,33 13,44 LB54 6,36 16,90 66,20 3,87 9,05 9,39 74,87 5,60 13,15 LB58 9,05 9,49 61,13 4,13 9,49 Diamant 6,44 18,89 47,07 4,00 11,33 16,00 43,27 3,73 17,45 Solara07 8,46 15,84 50,80 2,73 15,84 SolaraTL 6,46 18,46 41,87 3,60 12,54 16,36 53,67 3,40 17,41 VC38-6 5,32 13,78 42,73 4,00 13,50 15,30 78,33 5,70 14,54 Trung bình 6,22 18,60 50,07 3,46 9,69 14,39 69,11 4,88 16,50 CV % 18,10 10,60 8,60 17,10 14,80 22,70 5,80 11,80 16,65 LSD 5% 1,88 3,28 7,20 0,99 2,39 5,41 6,70 0,96 4,35

Bảng 3.44 cho thấy, đối với nhóm dòng khoai tây Andigena chống bệnh mốc sương, bình quân năng suất củ ở Thanh Trì (đồng bằng, 18,60 tấn/ha) cao hơn ở Vùng cao Tân Lạc (14,39 tấn/ha). Điều này trái ngược với nhóm giống khoai tây Tuberosum như trình bày ở phần dưới (bảng 3.45). Tuy nhiên, bình quân số củ/khóm ở Vùng cao Tân Lạc (9,69 củ/khóm) lại cao hơn ở đồng bằng (Thanh Trì, 5,32 củ/khóm). Các dòng khoai tây này ở Vùng cao có bình quân chiều cao cây là 69,11 cm và số thân/khóm là 4,88, cao và nhiều hơn hẳn ở đồng bằng (Thanh Trì) với bình quân chiều cao cây là 50,07 cm và số thân/khóm là 3,46 (bảng 3.43). Trong số các dòng chống bệnh mốc sương, có một số dòng cho năng suất ít biến động giữa hai vùng sinh thái đồng bằng (Thanh Trì) và Vùng cao (Tân Lạc) với năng suất bình quân khá cao như LB44 (19,71 tấn/ha), LB42 (19,12 tấn/ha), LB39 (18,55 tấn/ha) và LB43 (18,30 tấn/ha). Chứng tỏ những dòng này có tính thích ứng rộng hơn so với các dòng khác trong cùng nhóm giống Andigena chống bệnh mốc sương.

Biểu đồ 3.2 Năng suất của một số dòng khoai tây chống bệnh mốc sương ở các hệ sinh thái Vùng cao (Tân Lạc) và Đồng bằng (Thânh trì, Hà Nội).

Bảng 3.44 và biểu đồ 3.2 cho thấy rõ năng suất khoai tây Andigena chống bệnh mốc sương ở đồng bằng cao hơn ở Vùng cao.

Như vậy, nhìn chung, đối với cả hai nhóm dòng Andigena nói trên, năng suất ở đồng bằng cao hơn Vùng cao. Tuy nhiên, số củ/khóm ở Vùng cao lại nhiều hơn ở đồng bằng. Do đó, đối với khoai tây Andigena, nhân giống ngoài đồng ở Vùng cao cho hệ số nhân giống (số củ/khóm) cao hơn ở đồng bằng.

Về tính thích ứng, khoai tây Andigena cho năng suất ở vụ Đông-Xuân đồng bằng cao hơn ở vụ Xuân ở Vùng cao. Điều này cho thấy rõ, các giống khoai tây Andigena, được chọn lọc ở Vùng cao nhiệt đới, thích nghi với điều kiện ngày ngắn (vụ Đông-Xuân ở Thanh Trì) tốt hơn là đối với điều kiện ngày tương đối dài (vụ Xuân ở Vùng cao Tân Lạc). Thân lá khoai tây Andigena ở Vùng cao, trong vụ Xuân phát triển mạnh hơn ở trong vụ Đông-Xuân đồng bằng chủ yếu là do điều kiện ngày tương đối dài và nhiệt độ ấm hơn. Nhiệt độ ấm hơn và ngày dài hơn làm cho thân lá sinh trưởng và phát triển mạnh hơn, cây cao hơn và số thân/khóm nhiều hơn, nhưng lại làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của củ. Cuối cùng làm cho năng suất khoai tây Andigena trong vụ Xuân ở Vùng cao thấp hơn trong vụ Đông-Xuân ở đồng bằng. Điều này phù hợp với ý kiến của Almekinders, 1995 [16], “sự tăng lên về nhiệt độ và

quang chu kỳ (photoperiod) làm tăng cường sự cung cấp các sản phẩm đồng hóa cho toàn bộ các cấu trúc thân lá”.

Các kết quả nghiên cứu về vật liệu Andigena nói trên gợi ý rằng, trong công tác chọn tạo giống khoai tây ở vùng á nhiệt đới như các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nếu khởi đầu từ các vật liệu Andigena, thực chất là cần cải tiến tính thích ứng với điều kiện ngày tương đối dài hơn. Theo hướng này, nếu lai tạo và chọn lọc được các kiểu gene thích ứng hơn với các điều kiện ngày tương đối dài, các kiểu gene này sẽ cho năng suất củ cao, cả ở vụ Xuân ở Vùng cao và vụ Đông-Xuân ở đồng bằng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 130 - 134)