vọng được lai tạo tại Sa Pa từ nguồn vật liệu khoai tây Andigena
Thí nghiệm 3. Đánh giá các dòng khoai tây có triển vọng chọn từ hạt lai
năm 2007 (Chu kỳ lai tạo thứ nhất). Công thức thí nghiệm : bao gồm 89 dòng, bao gồm các dòng được chọn lọc từ các tổ hợp khoai tây được lai tạo tại Sa Pa năm 2007 (chu kỳ lai tạo thứ nhất), các dòng có triển vọng VR03, VR02, VR09,
LB43 (nhập từ CIP năm 2005) và một số giống đối chứng như Aladin, Esprit, KT-2, Solara và VC38-6. (Bảng 3.5).
Các dòng giống tham gia thí nghiệm được trồng bằng củ tại Trác Bút, Yên
Phong, Bắc Ninh, ngày 7/11/2010, thu hoạch ngày 30/1/2011. Do có ít số củ
giống, mỗi dòng được trồng 10 củ (ô thí nghiệm rộng 2 m2). Các dòng tham gia
thí nghiệm được bố trí trồng theo kiểu tuần tự không nhắc lại, trồng theo luống đơn rộng 80 cm, cây cách cây 25 cm (mật độ trồng là 50 000 cây/ha).
Thí nghiệm 4: Đánh giá, chọn lọc các dòng khoai tây có triển vọng từ
hạt lai năm 2010 (Chu kỳ lai tạo thứ hai), trồng bằng cây con từ hat, tại Trác bút, Yên phong, Bắc Ninh .
Công thức thí nghiệm : bao gồm 24 tổ hợp hạt lai (2010) được gieo và sau đó trồng theo kiểu tuần tự không nhắc lại.
Tổng số 24 tổ hợp hạt lai đã được gieo và chăm sóc trong vườn ươm cho đến khi cây con đạt được độ tuổi 30 ngày sau khi gieo thì tiến hành chuyển cây con ra đồng ruộng để cấy với mật độ 50 000 cây/ha, luống đơn rộng 80 cm, cây cách cây 25 cm. Cây con từ các tổ hợp lai được trồng lần lượt từng tổ hợp theo kiểu tuần tự không nhắc lại với số cây tùy theo số cây sẵn có. Thí nghiệm này bao gồm tổng số 7500 cây con (7500 genotypes) từ 24 tổ hợp lai (tại Sa Pa 2010) được bố trí cấy trồng bằng cây giống (từ hạt lai) tại Trác Bút, Yên Phong, Bắc Ninh, vụ Đông-Xuân 2011-12, trồng ngày 24/11/2011, thu hoạch ngày 24/2/2012 (bảng 3.6)
Thí nghiệm 5: Đánh giá các dòng khoai tây có triển vọng được chọn từ
các tổ hợp khoai tây lai tại Sa Pa năm 2010.
Công thức thí nghiệm : Thí nghiệm bao gồm 73 dòng, chủ yếu là các dòng được chọn từ các tổ hợp lai tai Sa Pa năm 2010, một số dòng được chọn từ các tổ hợp lai tại Sa Pa năm 2007 (các dòng này đã được chọn lọc từ những năm trước), được bố trí trồng lại bằng củ tại Trác Bút, Yên Phong, Bắc Ninh, vụ Đông-Xuân 2011-12, trồng ngày 21/11/2011, thu hoạch ngày 22/2/2012 (bảng 3.7).
Do có ít số củ giống, mỗi dòng được trồng 10 củ (ô thí nghiệm rộng 2 m2). Các dòng tham gia thí nghiệm được bố trí trồng theo kiểu tuần tự không nhắc lại, trồng theo luống đơn rộng 80 cm, cây cách cây 25 cm (mật độ trồng là 50 000 cây/ha).
Thí nghiệm 6. Tên thí nghiệm : Đánh giá và chọn lọc một số dòng khoai
tây Andigena có triển vọng nổi bật được chọn tạo trong nước.
Các công thức thí nghiệm : 13 dòng và giống, bao gồm 6 dòng được chọn từ các tổ hợp khoai tây lai tạo tại Sa Pa năm 2007 (LB28-2, VR13-1, VR22-5, VR22-3, VR08-2 và VR19-1), 4 dòng khoai tây có trển vọng nhập từ Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) năm 2005 (VR03, VR02, VR09 và LB43) và 3 giống đối chứng Aladin, Solara và VC38-6, được bố trí trồng bằng củ tại Trác Bút, Yên Phong, Bắc Ninh, trồng ngày 21/11/2011, thu hoạch ngày 22/2/2012 (bảng 3.8).
Ở thí nghiệm này, mỗi dòng được trồng 20 củ (ô thí nghiệm rộng 4 m2).
Các dòng tham gia thí nghiệm được bố trí trồng theo kiểu tuần tự không nhắc lại, trồng theo luống đơn rộng 80 cm, cây cách cây 25 cm (mật độ trồng là 50 000 cây/ha).
2.2.2 Nội dung 2 : Nghiên cứu chọn lọc giống từ nguồn vật liệu Andigena nhập từ CIP (năm 2005) từ CIP (năm 2005)
Thí nghiệm 7 : Nghiên cứu chọn lọc giống từ nguồn vật liệu Andigena
chống bệnh virus nhập từ CIP.
Hợp phần 1 : Địa điểm thực hiện : tại đất ruộng lúa nước, Thanh Trì, Hà
Nội, trong vụ Đông-Xuân 2007-08 (trồng ngày 9/12/2007, thu hoạch ngày
8/3/2008). Các công thức thí nghiệm bao gồm VR02, VR03, VR05, VR08, VR09, VR21, VR24, Diamant, Solara và VC38-6 (bảng 3.9 và bảng 3.10).
Hợp phần 2 : Địa điểm thực hiện : tại đất ruộng ở Vùng cao Tân Lạc, Hòa Bình, vụ Xuân 2008, trồng ngày 13/2 và thu hoạch ngày 14/5/2008. Các giống thí nghiệm bao gồm VR02, VR03, VR05, VR08, VR09, VR21, VR24, Diamant,
Solara 07 (nhập từ Đức vào Việt Nam cuối năm 2007) và VC38-6 (Bảng 3.11 và bảng 3.12).
Thí nghiệm 8 : Nghiên cứu chọn lọc giống từ nguồn vật liệu Andigena
chống bệnh mốc sương nhập từ CIP.
Hợp phần 1 : Địa điểm thực hiện : tại đất ruộng lúa nước, Thanh Trì, Hà Nội, trong vụ Đông-Xuân 2007-08 (trồng ngày 9/12/2007, thu hoạch ngày
8/3/2008). Các công thức thí nghiệm LB31, LB33, LB35, LB39, LB40, LB42,
LB43, LB44, LB45, LB49, LB52, LB54, Diamant, Solara và VC38-6 (Bảng 3.13 và bảng 3.14).
Hợp phần 2 : Địa điểm thực hiện : tại đất ruộng ở Vùng cao Tân Lạc, Hòa Bình, vụ Xuân 2008, trồng ngày 13/2 và thu hoạch ngày 14/5/2008. Các giống thí nghiệm bao gồm LB31, LB33, LB35, LB39, LB40, LB42, LB43, LB44, LB45, LB49, LB52, LB54, LB58, Diamant, Solara 07 (nhập từ Đức vào Việt Nam cuối năm 2007), Solara TL (sản xuất tại Tân Lạc vụ Xuân 2007) và VC38- 6 (Bảng 3.15 và bảng 3.16).
Thí nghiệm 9 : Nghiên cứu đánh giá và chọn lọc một số dòng khoai tây
Andigena có triển vọng nổi bật nhập từ CIP.
Địa điểm thực hiện : tại đất ruộng, Quế Võ, Bắc Ninh, thời gian : vụ Đông 2010-11 (trồng ngày 15/10/2010 và thu hoạch ngày 14/1/2011). Các giống thí nghiệm bao gồm VR02, VR03, VR09, LB43, KT-2, KT-3, VC38-6, Aladin và Esprit (Bảng 3.17 và bảng 3.18).
2.2.3 Nội dung 3 : Nghiên cứu nhân giống từ nguồn vật liệu Tuberosum
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về chọn tạo giống từ nguồn vật liệu Andigena. Vì vậy, đối với các giống khoai tây thuộc nhóm giống Tuberosum (nhập từ Đức, Hà Lan và Úc năm 2003, 2005 và 2007), các thí nghiệm (từ 10 đến 15) đã được bố trí với mục đích chủ yếu để nghiên cứu các yếu tố liên quan đến nhân giống khoai tây như tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh khoai tây chủ yếu, hệ số nhân giống, năng suất củ giống (tấn/ha) và sản lượng củ giống (số
củ/ha). Vì vậy, các kết quả chọn giống đối với các giống Tuberosum thuộc các thí nghiệm nói trên chỉ được trình bày ở phần kết quả và thảo luận với ý nghĩa để tham khảo, so sánh và không được đề cập với ý nghĩa chọn giống ở phần kết luận và đề nghị.