Bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 142 - 144)

Héo xanh là một bệnh rất quan trọng đối với khoai tây, đặc biệt là đối với khoai tây giống.

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ phần trăm số cây khoai tây bị bệnh héo xanh (bảng 3.46).

Bảng 3.46 và biểu đồ 3.9 cho thấy rõ tỷ lệ cây khoai tây bị bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum) trong vụ Xuân trồng ở Sa Pa bình quân ở mức 1,67% (đất dốc), nhưng chỉ ở mức 0,21% (đất ruộng Sa Pa) và 0,37% (đất ruộng ở Đồng bằng Bắc bộ). Rõ ràng là, khoai tây trồng trên đất dốc Sa Pa bị bệnh héo xanh khá nặng và không nên sản xuất khoai tây ở trên đất dốc Sa Pa. Như vậy, sản xuất sản xuất khoai tây nói chung và khoai tây giống nói riêng ở đất ruộng Vùng cao Sa Pa và đất ruộng Đồng bằng Bắc bộ ít bị bệnh héo xanh gây hại.

Ở những vùng đất thấp á nhiệt đới như Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam, khoai tây (Solanum tuberosum L.) thường được trồng trong vụ Đông và vụ Đông-Xuân. Khí hậu lạnh trong các thời vụ này là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây. Tuy nhiên, cây khoai tây trồng trong Vụ Đông hoặc Đông-Xuân ở Đồng bằng Bắc bộ thường có mật độ cao về quần thể rệp, bọ trĩ, nhện và có mức nhiễm bệnh virus cao. Các kết quả nghiên cứu nói trên phù hợp với tình hình thực tế là, ngay cả với những nguồn củ giống trồng tốt, ví dụ như những củ giống nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Pháp, Đức, Hà Lan v.v…, sau khoảng từ 2 đến 3 vụ trồng, khoai tây đã bị giảm năng suất rõ rệt. Nếu củ giống trồng không được thay thế, sau khi thu

hoạch, lại tiếp tục trồng thêm một số vụ nữa, năng suất khoai tây sẽ bị giảm đi một cách nghiêm trọng. Đây chính là hiện tượng thoái hóa khoai tây giống do các bệnh virus gây ra.

Trong nhiều năm qua, ở Việt Nam, công tác nghiên cứu nhân giống và xây dựng hệ thống sản xuất khoai tây giống đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, quy mô áp dụng chưa lớn và chưa đáp ứng đủ nhu cầu về khoai tây giống cho sản xuất. Đồng bằng Bắc bộ chiếm tới khoảng 90% tổng diện tích trồng khoai tây của cả nước. Nhưng vùng sản xuất khoai tây thích hợp nhất cho Đồng bằng Bắc bộ, cho tới hiện nay, vẫn chưa được xác định rõ.

Vì vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần làm phong phú hơn các cơ sở khoa học cho việc xác định vùng sinh thái thích hợp với sản xuất khoai tây giống sạch bệnh cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu nói trên về mức nhiễm một số sâu bệnh chủ yếu đối với khoai tây ở ba hệ sinh thái đất trồng: đất dốc Sa Pa, đất ruộng Sa Pa và đất ruộng Đồng bằng cho thấy rõ, khoai tây trồng ở đất dốc Sa Pa ít bị rệp, nhện, bọ trĩ gây hại nhưng lại thường bị kiến nâu đục củ (mối) gây hại và có tỷ lệ cây bị bệnh héo xanh cao hơn khoai tây trồng ở các hệ sinh thái đất trồng khác. Khoai tây trồng ở đất ruộng đồng bằng không bị kiến nâu đục củ, có tỷ lệ cây nhiễm bệnh héo xanh thấp nhưng lại có mật độ rệp, nhện, bọ trĩ gây hại lớn hơn khoai tây trồng ở đất ruộng Sa Pa và đất dốc Sa Pa. Chỉ có khoai tây trồng trên đất ruộng Sa Pa là có mật độ rệp, nhện, bọ trĩ gây hại thấp, tỷ lệ cây nhiễm bệnh héo xanh thấp và không bị kiến nâu đục củ. Như vậy, trong ba hệ sinh thái đất trồng khoai tây nói trên, hệ sinh thái đất ruộng Vùng cao Sa Pa là thích hợp nhất đối với nhân giống và sản xuất khoai tây.

3.3.4 Hệ số nhân giống, năng suất khoai tây giống (tấn/ha), sản lượng củ giống (số củ/ha), thời vụ và lợi thế nhân giống ở Vùng cao phía Bắc so với giống (số củ/ha), thời vụ và lợi thế nhân giống ở Vùng cao phía Bắc so với Đồng bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 142 - 144)