Bảo quản khoai tây giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 54 - 55)

Trước năm 1994, các kho ánh sáng tán xạ đơn giản (simple diffused light stores) là phương tiện chủ yếu và duy nhất để bảo quản khoai tây giống ở Việt Nam. Các kho ánh sáng tán xạ đơn giản thường được đặt trong nhà ở của nông dân trồng khoai tây. Phương pháp bảo quản này có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền và dễ làm, nhưng có những nhược điểm căn bản là khối lượng khoai tây giống bị tổn thất nhiều (khoảng 50% tổng khối lượng trước khi bảo quản) và củ giống còn lại sau khi bảo quản thường có chất lượng thấp (tuổi sinh lý của củ giống bị già nhiều sau 8-9 tháng bảo quản). Củ giống này được đem trồng, thường cho năng

suất không cao. Mặt khác, các giàn bảo quản theo phương pháp này thường được đặt trong nhà ở của nông dân, các củ khoai hỏng không được kịp thời loại bỏ do bị hư hỏng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong quá trình bảo quản thường ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của các thành viên trong gia đình. Năm 1994, một kho lạnh bảo quản khoai tây giống đầu tiên ở Việt Nam, với trữ lượng 10 tấn, đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), Thanh Trì, Hà Nội. Về cơ bản, khoai tây giống bảo quản trong kho lạnh được bảo đảm tổng mức hao hụt về khối lượng khoảng 10%, củ giống sau bảo quản có tuổi sinh lý trẻ, khi trồng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với khoai tây giống bảo quản bằng kho ánh sáng tán xạ. Vì vậy, tốc độ phát triển kho lạnh bảo quản khoai tây giống ở Việt Nam là khá nhanh, năm 1994 chỉ có 1 kho trữ lượng 10 tấn, đến nay, 2012, ước tính toàn bộ, đã có khoảng 250 kho lạnh bảo quản khoai tây giống với tổng trữ lượng khoảng 10 000 tấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây từ nguồn andigena và nhân giống khoai tây ở vùng cao phía bắc việt nam (Trang 54 - 55)