Phân tích tình hình dư nợ đối với DNVVN, tại Techcombank Chi Nhánh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 75 - 82)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.3 Phân tích tình hình dư nợ đối với DNVVN, tại Techcombank Chi Nhánh

2.3.2.3 Phân tích tình hình dư nợ đối với DNVVN, tại Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn: Nhánh Chợ Lớn:

Phân tích dư nợ đối vớ DNVVN phân theo thời gian: Bảng 2.21: Dư nợ tín dụng DNVVN theo thời gian Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 581,86 763,94 932,53 182,08 31,29 168,59 22,07 Dư nợ trung hạn 181,74 261,55 265,57 79,81 43,92 4,02 1,54 Dư nợ dài hạn 188,40 158,54 152,02 -29,86 -15,85 -6,52 -4,11 Tổng cộng 952,00 1.184,03 1.350,12 232,03 24,37 166,09 14,03

Bảng 2.22: Dư nợ tín dụng DNVVN giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: tỷđồng

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Nhìn chung , dư nợ cho vay đối với DNVVN liên tục tăng và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm tiếp theo. Điều này thể

hiện sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng của Chi nhánh đối với các DNVVN. Qua 3 năm, dư nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ và ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt trong năm 2009, nhu cầu vốn lưu động của các khách hàng vay tăng cao do mục đích là mở rộng sản xuất, kinh doanh với những thuận lợi về lãi suất cho vay, lãi suất hỗ trợ, gói kích cầu kinh tế với chính sách cho vay nới lỏng để kích thích sản xuất tiêu dùng đã khiến cho dư nợ kỳ ngắn hạn gia tăng khá mạnh vào năm 2009 (tăng 182,08 tỷ đồng tương đương mức độ tăng trưởng là 31,29% so với năm 2008). Điều đáng chú ý là dư nợ tín dụng dài hạn DNVVN trong năm 2008, giảm đáng kể( năm 2008 dư nợ dài hạn đạt 158,54 tỷ đồng giảm 29,86 tỳ đồng so với năm 2007, mức giảm tương ứng là 15,85%, sang năm 2009 dư nợ dài hạn có xu hướng cải thiện hơn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước). Dư nợ trung và dài hạn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng dư nợ, nhưng do những khoản vay theo kỳ hạn này có mức độ rủi ro cao hơn và thời gian thu hồi vốn là lâu hơn so với dư nợ kỳ ngắn hạn nên nhìn chung tỷ trọng trong tổng dư nợ nhỏ hơn so với dư nợ kỳ ngắn hạn.

Biu đồ 2.9: Dư n tín dng DNVVN theo thi gian giai đon 2007-2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ 1.460,64 1.716,31 1.946,59

Dư nợđối với DNVVN 952,00 1.184,03 1.350,12

Phân tích dư nợđối với DNVVN phân theo thành phần kinh tế: Bảng 2.23: số liệu dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp quốc doanh 33,32 55,65 57,11 22,33 67,02 1,46 2,62 Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh 918,68 1.128,38 1.293,01 209,70 22,83 164,63 14,59

Tổng cộng 952,00 1.184,03 1.350,12 232,03 24,37 166,09 14,03

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn chung dư nợ các DNVVN ngoài quốc doanh khá ổn định qua các năm và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ đối với DNVVN. Các DNVVN NQD là những khách hàng truyền thống của Techcombank Chợ Lớn.Còn các đối tượng DNVVN Quốc doanh cũng có tăng dư nợ tín dụng qua các năm nhưng chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu do Ngân hàng Thương Mại Nhà nước rất ngại cho các DNVVN ngoài Quốc doanh vay và thường đưa ra các điều kiện rất khắt khe khi cho vay, cho dù Doanh nghiệp có tài sản thế chấp nên các DNVVN ngoài quốc doanh có xu hướng đến giao dịch với Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần. Về phía Techcombank Chợ Lớn thì lại rất khó có thể lôi kéo DNVVN quốc doanh về phía mình. Đây sẽ là cả một quá trình cố gắng của Chi Nhánh. Ngược lại đối với DNVVN ngoài quốc doanh thì Chi Nhánh cần có cái nhìn toàn diện và thấu đáo để sáng suốt lựa chọn được đúng khách hàng, tránh tình trạng cho vay sai đối tượng cũng như từ chối nhầm khách hàng làm bỏ lỡ cơ

hội kinh doanh.

Biu đồ 2.10: Dư n tín dng đối vi DNVVN theo thành phn kinh tế ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007-2009

Phân tích dư nợ tín dụng DNVVN theo cơ cấu nghành nghề, tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn: Bảng 2.24: Số liệu dư nợ DNVVN theo cơ cấu ngành nghề Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp -

thủy sản 192,88 208,86 211,29 15,99 8,29 2,43 1,16 CN - XD 400,13 437,14 516,02 37,02 9,25 78,87 18,04 Dịch vụ 359,00 538,02 622,81 179,02 49,87 84,79 15,76

Tổng cộng 952,00 1.184,03 1.350,12 232,03 24,37 166,09 14,03

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy dư nợ các DNVVN hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn qua các năm (Năm 2007 dư nợ DNVVN ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 37,71 % trên tổng dư nợ DNVVN, sang năm 2008 chiếm tỷ trọng là 45,44%, năm 2009 con số này đạt 46,13% ). Dư nợ DNVVN ở lĩnh vực dịch vụ

tăng mạnh, về tỷ trọng dư nợ cũng như số dư nợ và chiếm ưu thế hơn những ngành khác như: Nông, lâm nghiệp – thủy sản và ngành CN – XD . Nguyên nhân chủ yếu do Chi Nhánh thực hiện chỉ đạo ưu tiên ngành nghề cấp tín dụng của hệ thống Techcombank là chuyển dịch sang ngành dịch vụ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất độ rủi ro cho toàn hệ thống và chi nhánh vì ngành nghề này ít bị tác động bởi những biến động khó khăn của nền kinh tế hơn so với những ngành khác, thêm nữa do hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ ngày càng mạnh nên thời gian thẩm định và phê duyệt đối với những khoản vay trong ngành này (bao gồm cả vay hạn mức và vay món) cũng nhanh hơn so với ngành Nông, lâm nghiệp – thủy sản và ngành Công nghiệp – xây dựng.

Biu đồ 2.11: Dư n DNVVN phân theo cơ cu ngành ngh ca Techcombank Ch Ln, giai đon 2007-2009

2.3.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN tại TCB Chi nhánh Chợ lớn: Bảng 2.25. Nợ quá hạn DNVVN của Techcombank Chợ Lớn giai đoạn 2007-2009 Đơn vị : tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn ngắn hạn 5,60 10,56 8,48 4,96 88,58 -2,07 -19,63 Nợ quá hạn trung hạn 2,04 4,57 2,95 2,53 124,03 -1,63 -35,55 Nợ quá hạn dài hạn 2,48 5,33 3,50 2,85 114,87 -1,83 -34,36 Tổng cộng 10,12 20,46 14,93 10,34 102,17 -5,53 -27,03

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đi vay vốn để bổ

sung vào vốn lưu động nhưng lại bị chiếm dụng vốn do bán chịu hàng hóa nên không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng thời hạn, do đó tồn tại nợ quá hạn tại các Ngân hàng. Đồng thời trong năm 2008, những ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu...làm cho việc kinh doanh của các DNVVN gặp khó khăn, nên nợ quá hạn của chi nhánh gia tăng đột biến vào năm 2008, tốc độ

tăng trưởng là 102,17%, nợ quá hạn tăng tương ứng là 10,34 tỷđồng và giảm trở lại trong năm 2009. Chi nhánh luôn cố gắng hạn chế nợ quá hạn ở mưc thấp nhất và chi nhánh chủđộng khống chế nợ quá hạn dưới 3%.

Theo bảng số liệu, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ

quá hạn qua 3 năm, điều này là hợp lý vì doanh số phát vay cũng như dư nợ đối với loại tín dụng này khá cao qua các năm. Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, do vậy chi nhánh cần cho những biện pháp quản lý nợ chặt chẻ hơn nữa đểđem lại kết quả tốt.

Biu đồ 2.12: N quá hn các DNVVN theo thi gian ca Techcombank Ch Ln, giai đon 2007-2009

Phân tích nợ quá hạn đối với DNVVN phân theo thành phần kinh tế: Bảng 2.26: Nợ quá hạn của DNVVN theo thành phần kinh tế của

Techcombank Chợ Lớn Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp quốc doanh 0,33 0,96 0,64 0,63 190,59 -0,32 -32,93 Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh 9,79 19,50 14,29 9,71 99,19 -5,21 -26,74

Tổng cộng 10,12 20,46 14,93 10,34 102,17 -5,53 -27,03

(Nguồn phòng kinh doanh, bô phận tín dụng doanh nghệp)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các DNVVN ngoài quốc doanh, cụ thể như sau: Năm 2007, nợ quá hạn ở các DNNQD là 9,79 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 96,73% tổng nợ quá hạn năm 2007. Con số này gia tăng

đáng kể trong năm 2008. Nợ quá hạn trong năm 2008 của các DNVVN NQD là 19,50 tỷ đồng tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn là 99,19% , mức tăng tương ứng 9,71 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng đáng kể này là: trong năm 2008, các DNVVN chịu ảnh hưởng từ những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước để khắc phục lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Vì vậy các DNVVN nhỏ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nên việc phát sinh nợ quá hạn tăng mạnh ở các DNVVN NQD. Đồng thời các DNVVN NQD không có sự tài trợ từ ngân sách nhà nước, còn các DNVVN QD

được sự hổ trợ của nhà nước về ngân sách trong hoạt động kinh doanh nên con số

nợ quá hạn không tập trung nhiều ở thành phần kinh tế này. Bên cạnh đó, dự nợ cho vay chủ yếu của Chi nhánh là ở các DNNVVN NQD , nên nợ quá hạn phát sinh

đáng kểở các DNVVN NQD là hợp lý.

Biu đồ 2.13 : N quá hn các DNVVN theo thành phn kinh tế ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007-2009

Phân tích nợ quá hạn đối với DNVVN theo cơ cấu ngành nghề:

Bảng 2.27 : Nợ quá hạn phân theo cơ cấu ngành nghề tại Techcombank Chợ Lớn giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp -

thủy sản 2,05 3,68 2,34 1,64 79,99 -1,35 -36,59 CN - XD 4,25 7,57 5,71 3,31 77,88 -1,86 -24,58

Dịch vụ 3,82 9,21 6,89 5,39 141,12 -2,32 -25,21

Tổng cộng 10,12 20,46 14,93 10,34 102,17 -5,53 -27,03

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Qua số liệu trên, Ta nhận thấy nợ quá hạn chủ yếu biến động mạnh vào năm 2008, do năm 2008 có sự chuyển biến về ngành CN-XD. Lĩnh vực kinh doanh bất

động sản gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản có chiều hướng đi xuống và trầm lắng không sôi động như trước. Nên các DNVVN kinh doanh ở ngành này, thu nhập giảm sút, lượng khách hàng giao dịch mua bán giảm đáng kể. Nguồn thu nhập tụt giảm so với những năm trước dẫn đến việc thanh toán các khoản nợ của ngân hàng chậm hơn thời gian thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nên số nợ trả không

đúng hạn chuyển sang nợ quá hạn.

Mặc dù, nợ quá hạn có gia tăng nhưng vẫn nằm trong diện hoàn toàn có thể

kiểm soát được của Techcombank Chợ Lớn. Những rủi ro tín dụng của từng ngành, từng kỳ hạn, từng thành phần kinh tế đều được định hướng và phát triển theo thế

mạnh về quy mô và tầm hoạt động tín dụng của Chi Nhánh Chợ Lớn.

Biu đồ 2.14: N quá hn các DNVVN theo cơ cu ngành ngh ca Techocombank Ch Ln, giai đon 2007-2009

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)