Quy trình tín dụng đối với DNVVN tại Techcombank Chi Nhánh Chợ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 63)

5. Kết cấu đề tài

2.2.6.6Quy trình tín dụng đối với DNVVN tại Techcombank Chi Nhánh Chợ

cũng trình Giám đốc vùng hoặc Hội đồng tín dụng hội sở cho phép giảm phí AMC cho khách hàng. Việc Techcombank mở công ty quản lý tài sản và nợ khách hàng là một trong nững lợi thế của Techcombank: hạn chế rủi ro tín dụng, bảo quản tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng, tạo điều kiện cho khoản vay giữa khách hàng và ngân hàng được an toàn và bảo về quyền lợi của Ngân hàng và Khách hàng, nên

đây là một trong những yếu tố thu hút khách hàng doanh nghiệp giao dịch ngày một tăng tại Techcombank.

2.2.6.6 Quy trình tín dụng đối với DNVVN tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn: Chợ Lớn:

(1) Lập hồ sơđề nghị cấp tín dụng:

CVKH tiếp thị, tiếp xúc khách hàng Æ tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ Æ tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng đồng thời thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ

cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng. CVQHKH cần thu thập những tài liệu sau, để tiến hành lập hồ sơ tín dụng (giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, điều lệ công ty, quyết

định bổ nhiệm Giám đốc, quy chế quản lý tài chính, biên bản họp Hội đồng thành viên, catalog hoặc giới thiệu về khách hàng nếu có, báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của khách hàng, một số hợp đồng tiêu biểu, đã và đang thực hiện, danh sách khách hàng truyền thống, giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, các hợp

đồng đầu ra, đầu vào ,bảng báo giá,…có liên quan đến khoản vay, và hồ sơ tài sản

đảm bảo cầm cố).

(2) Thẩm định, phân tích hồ sơ:

CVKH chịu trách nhiệm thẩm định tư cách khách hàng Æ thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với khách hàng Æ thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng; thẩm định nhu cầu vay vốn (cấp hạn mức) và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Æ thẩm định TSĐB, phối hợp với Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh, Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng Æ lập báo cáo thẩm

định.

Khi thẩm định, phân tích hồ sơ, bước quan trọng nhất đó là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, CVQHKH ở Techcombank Chợ Lớn, quan tâm đến một số

loại chỉ số sau đây:

- Các chỉ số về khả năng sinh lợi (lợi nhuận gộp/doanh thu thuần, EBITDA/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/ trên tổng tài sản dài hạn).

- Các chỉ số về tăng trưởng (tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng nợ phải trả).

- Các chỉ số về hoạt động (số ngày tổn kho, số ngày phải thu, phải trả, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần, hiệu quả sử dụng tài sản).

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (hiện hành, thanh toán nhanh, EBIT/tổng nợ, EBIT/lãi vay).

- Các chỉ số về đòn bẩy (vay ngắn hạn ngân hàng/ vốn chủ sở hữu, tổng nợ

phải trả/ vốn chủ sở hữu).

Tùy vào quy mô hoạt động và tình hình thức tế CV QHKH sẻđánh giá khách quan, đểđề xuất ý kiến cho vay trong tờ trình ban lãnh đạo ngân hàng.

(3) Kiểm soát nội dung thẩm định:

Trưởng/ Phó phòng kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình tiếp xúc khách hàng và thu thập tài liệu thẩm định Æ Kiểm soát lại toàn bộ nội dung Báo cáo thẩm định do CVKH lập Æ Bổ sung những nội dung, đề xuất còn thiếu và thực hiện ký kiểm soát.

(4 )Tái thẩm định:

Chuyên viên tái thẩm định, tái thẩm định hồ sơ tín dụng của Phòng kinh doanh Æ kiểm tra lại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảo khớp đúng. Đồng thời có thể trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc khách hàng cùng chuyên viên khách hàng nếu thấy cần thiết.

(5 ) Phê duyệt tín dụng:

Ban giám đốc trung tâm kinh doanh/các chi nhánh; Hội đồng tín dụng Chi nhánh; Ban Tổng giám đốc; Hội đồng tín dụng Hội sở chịu trách nhiệm thực hiện

phê duyệt tín dụng theo đúng mức ủy quyền phán quyết đã được Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc phê duyệt.

(6) Thông báo tín dụng:

CVKH thuộc phòng kinh doanh tại đơn vị lập thông báo tín dụng gửi khách hàng thông báo về các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(7 ) Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CVKH hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cấp phê duyệtÆ Ban kiểm soát hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận tài sản đảm bảo theo đúng quy trình nhận tài sản của Techcombank.

(8) Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ

Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh điền nội dung hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ theo mẫu in sẵn Æ kiểm tra thẩm quyền ký kết của khách hàng, chữ ký và dấu Æ trình trưởng ban thực hiện kiểm soát nội dung và ký nháy từng trang hợp đồng.

Ban Giám đốc trung tâm kinh doanh/ Ban giám đốc Chi nhánh thực hiện ký hợp

đồng sau khi đã có đầy đủ chữ ký kiểm soát của trưởng Ban kiểm soát và hỗ trợ

kinh doanh.

(9 ) Giải ngân và hạch toán giải ngân:

- Chuyên viên Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh kiểm tra điều kiện giải ngân đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệtÆ Thực hiện nhập liệu hạch toán phát tiền vay trên hệ thống Globus.

- Trưởng ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh phê duyệt nội dung hạch toán và thực hiện phát tiền vay vào tài khoản giải ngân.

- Nhân viên phòng kế toán giao dịch và kho qũy thực hiện kiểm tra chứng từ

nhận tiền vay (ủy nhiệm chi và giấy lĩnh tiền mặt) Æ tiến hành giải ngân phát tiền vay từ tài khoản giải ngân chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Trường hợp giải ngân phát vay thanh toán L/C hay chuyển tiền ra nước ngoài, bộ phận thanh toán quốc tế sẽ chịu trách nhiệm thực hiện từ tài khoản giải ngân.

- Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thực hiện lưu hồ sơ tín dụng theo quy

định.

(10 ) Theo dõi và quản lý khách hàng:

Chuyên viên khách hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay

được sử dụng đúng mục đích Æ theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợÆ

Kiểm tra việc quản lý TSĐB và việc thực hiện những cam kết theo yêu cầu của cấp phê duyệt.

(11) Phân loại khoản vay:

- Chuyên viên kiểm soát rủi ro phòng Quản lý tín dụng Hội sở chịu trách nhiệm thực hiện phân loại các khoản vay còn dư nợ của tháng liền trước trên cơ sở

tổng hợp dư nợ của toàn hệ thống căn cứ các tiêu chí phân loại khoản vay đã được Tổng Giám Đốc ban hành để tiến hành phân loại.

- Báo cáo phân loại nợ được gửi cho ban Tổng Giám Đốc, phòng kế hoạch tổng hợp và gửi thông báo đến từng chi nhánh có nợ bị xếp loại để theo dõi và có báo cáo phản hồi về tình hình hoạt động, khả năng thu nợ và biện pháp xử lý.

(12) Đánh giá lại khoản vay và khách hàng:

- Chuyên viên ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng cứđịnh kì 5 tháng/ lần hoặc theo yêu cầu của ban Tổng giám đốc rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động, khả năng tài chính của một nhóm khách hàng đang có dư

nợ tại đơn vị theo một số tiêu chí ví dụ theo từng ngành, nhóm khách hàng có dư nợ

lớn, nhóm khách hàng vay trung hạn đầu tư dự án khởi sự doanh nghiệp, đánh giá

định kì hoạt động theo yêu cầu của Hội đồng tín dụng… để kịp thời phát hiện những biến động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng cũng như có những kiến nghịđể xây dựng và sữa đổi những chính sách cho phù hợp.

- Việc xem xét đánh giá được tiến hành độc lập trên cơ sở các tài liệu, thông tin do chuyên viên khách hàng và khách hàng cung cấp

(13) Theo dõi và xử lý nợ quá hạn:

- Chuyên viên khách hàng đề nghị thay đổi xếp hạng khách hàng khi có khoản vay có vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và đánh giá khả năng rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với khách hàng.

- Phân tích những khả nâng mà khách hầng gặp phải dẫn đến khó khăn trong trả nợ cho Techcombank.

-Theo dõi các dòng tiền thanh toán hằng ngày của khách hàng qua tài khoản. - Kiểm tra lại tình trạng tài sản đảm bảo, các hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo, hồ sơ của bên bảo lãnh ( nếu có) và các hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản. - Xem xét thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho TCB nếu tính chất pháp lý của các tài sản này chưa được chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi của TCB.

- Xây dựng một kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện thu hồi nợ. - Tiến hành khởi kiện và tham gia tranh kiện tại tòa.

- Thực hiện các thủ tục gán nợ, xiết nợ tài sản và thực hiện phát mại tài sản

Bảng: 2.12 Đánh giá xếp hạng tín dụng đối với DNVVN như sau:(việc xếp hạng được phê duyệt trên Globus của phần mềm T24R07)

STT Hạng của khách hàng Diễn giải năng lực tín dụng của khách hàng 01 A1 Cực tốt 02 A2 Rất tốt 03 A3 Tốt 04 B1 Khá tốt 05 B2 Khá 06 B3 Trung bình khá 07 C1 Trung bình 08 C2 Hơi yếu 09 C3 Yếu 10 D1 kém 11 D2 Cần đặc biệt chú ý 12 D3 Tình trạng đe dọa

( Nguồn phòng phát triển tín dụng khối SMEs Techcombank)

2.3 Thực trạng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Chợ lớn:

2.3.1 Tình hình khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn: TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn:

DNVVN có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. DNVVN có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi nước. Ở Việt Nam, với nền kinh tế còn đang phát triển, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nên các DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số Doanh nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Do đó, việc phát triển DNVVN đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Việc mở rộng tín dụng đối với loại hình DNVVN là rất cần thiết. Để biết trong thời gian qua Techcombank Chi Nhánh Chợ

Lớn có mở rộng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này hay không và đã mở

rộng như thế nào ta tìm hiểu qua bản số liệu sau:

Bảng 2.13: Tình hình khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank Chợ Lớn

(Nguồn phòng Kinh doanh, Bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Năm 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Tổng số KH 2.632 100 3.976 100 5.313 100 Số KH là DNVVN 208 7,90 342 8,60 526 9,90 Số KH là DNQD 31 14,90 42 12,28 53 10,08 Số KH là DNNQD 177 82,21 300 87,72 475 89,92

Qua bảng số liệu, Ta thấy Chi Nhánh thực hiện việc phát triển tín dụng cho các thành phần kinh tế, trong đó tập trung vào DNVVN. Hơn nữa số lượng khách hàng DNVVN liên tục tăng trong ba năm qua, có xu hướng tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, điều này cho thấy ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến các loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên số lượng khách hàng DNVVN chiếm tỷ trọng chưa cao.

Đồng thời số lượng DNVVN Ngoài Quốc Doanh, chiếm tỷ trọng đáng kể

trong tổng số DNVVN quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh. Đây là nhóm khách hàng mục tiêu mà Chi nhánh muốn hướng tới. Chi nhánh cũng có quan hệ

giao dịch với các DNVVN quốc doanh nhưng số lượng doanh nghiệp này chiếm tỷ

trọng khá nhỏ .

Trong năm 2009 số lượng DNVVN quan hệ tín dụng với Chi nhánh đạt 526 khách hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng đạt 53,80%, tương

ứng tăng khoảng 184 doanh nghiệp, cho thấy Chi Nhánh đã và đang phát triển loại hình tín dụng đối với DNVVN, tạo dựng và duy trì mối quan hệ truyền thống đối với nhóm khách hàng này, sẻ đem lai những giá trị kinh tế cho Chi Nhánh trong tương lai. Từ năm 2011 trở đi Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn hoạt động theo mô hình chuyên về khối SMEs (Siêu Chi Nhánh).

2.3.2 Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Chợ lớn:

2.3.2.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn: hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn:

Trong những năm gần đây, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng dư nợ và thực hiện quyết định phát triển tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi nhánh Chợ Lớn đã thực hiện phát triển việc cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, trong đó tập trung hơn ở các DNVVN. Ngân hàng đã chủđộng xây dựng chiến lược tín cho vay tài trợ các DNVVN, đây là nhóm khách hàng mục tiêu đặt mối quan hệ truyền thống với ngân hàng. Doanh số

cho vay ở Techcombank Chợ Lớn khá cao qua các năm đối với nhóm khách hàng DNVVN. Bên cạnh đó Techcombank Chợ lớn, có nhiều chính sách cho vay ưu đãi khách hàng DNVVN như: ban hành lãi suất tín dụng khá linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của DNVVN, chính sách hổ trợ chăm sóc khách hàng tốt

đã thu hút được sự quan tâm của các DNVVN. Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn có những sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống phục vụ cho khối DNVVN như: cho vay bổ sung vốn lưu động, giải pháp tài chính trọn gói, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay kinh doanh nông sản (chương trình cho vay Cà Phê, Tiêu, Điều, Sắn Lát…). Với những sản phẩm đặc thù của Techcombank Chợ Lớn, là lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh doanh số phát vay của chi nhánh qua từng thời kỳ.

Doanh s cho vay đối vi DNVVN phân theo thi hn:

Bảng 2.14: Doanh số cho vay đối với DNVVN phân theo thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay

ngắn hạn 982,91 1.189,30 1.617,88 206,40 21,00 428,57 36,04 Doanh số cho vay

trung hạn 363,24 433,20 571,48 69,96 19,26 138,29 31,92 Doanh số cho vay dài

hạn 437,06 319,22 293,19 -117,85 -26,96 -26,03 -8,15

Tổng cộng 1.783,21 1.941,72 2.482,55 158,51 8,89 540,83 27,85

(Nguồn Phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Bảng 2.15: Doanh số cho vay đối với DNVVN phân theo thời gian

Đơn vị: tỷđồng

( Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng dụng doanh nghiệp)

Nhìn vào bảng số liệu, doanh số cho vay đối với DNVVN liên tục tăng mặc dù tổng doanh số cho vay của Chi nhánh có giảm trong năm 2008. Qua đó Ta có thể

nói, trong những năm qua Chi Nhánh rất quan tâm và chú trọng đến việc phát triển tín dụng đối với DNVVN, góp phần tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đồng thời tạo đòn bẩy cho nguồn vốn của Ngân hàng duy chuyển liên tục. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị suy thoái như hiện nay để thích ứng với tình hình chung của nền kinh tế, Ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 63)