Địa bàn hoạt động, đặc điểm khách hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 44)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2 Địa bàn hoạt động, đặc điểm khách hàng

Chi Nhánh Techcombank Chợ Lớn tọa lạc tại 78-80-82 Hậu Giang, Q6, cách Chợ Bình Tây 400m và tiếp giáp với Q.5, Q.8, Q.10, Q.11, Q. Bình Chánh.

Khu dân cư sầm uất và hầu hết hoạt động hộ kinh doanh cá thể và tiểu thương, là nơi tập trung nhiều Chợ đầu mối, bến xe ,thuyền…đóng vai trò tập kết, trung chuyển và phân phối hàng hóa đi đến các Tỉnh Miền Tây, Miền Đông và các khu vực khác trong cả nước.

Vị trí địa lý thuận lợi giao thông trên một địa bàn rộng lớn với sựđa dạng các nghành nghề: thương mại bán buôn, bán lẻ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, chế biến thực phẩm, dược liệu, nhựa, hóa chất, thủy hải sản, dệt may-giày da, hoạt động xuất nhập khẩu…từ sản xuất nhỏ đến Cty sản xuất với quy mô công nghiệp lớn nằm trong Khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Chánh.

Từ những điều kiện thuận lợi trên đã quyết định tính dồi dào của khối lượng hàng hóa và lượng tiền mặt lưu thông tương ứng. Điều này cho phép ngân hàng phát triển các sản phẩm nhắm vào thị trường bán lẻ: tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể ở Chợ Bình Tây, Kim Biên, Trần Văn Kiểu và SMEs như: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các nghành nghề: công nghiệp cơ khí, vận tải hành khách, và hàng hóa tập trung tại Bến xe Chợ Lớn, Miền Tây.

Điểm nổi bật của khu vực chợ lớn đó là người Hoa chiếm đại đa số 80% dân cư, sống chủ yếu dựa vào thương mại, sản xuất thủ công nghiệp, mang tính công

đồng cao, lấy chữ tín làm thước đo giá trị cho các quan hệ giao dịch, sử dụng tiền mặt là chủ yếu.

Cư dân ở đây không quen cất giữ tiền nhàn rỗi bằng gửi ngân hàng mà thông qua các Hội Quán người Hoa.

DN SMEs năng động cao, quy mô hoạt động đa dạng từ sản xuất, chế biến, kinh doanh thương mại trong cả nước lẫn xuất nhập khẩu, khối lượng chu chuyển tiền hàng rất lớn. Do đó, có thể nói rằng tiềm năng huy động vốn trong khu vực Chợ

Lớn chủ yếu từ các nguồn vốn trong thanh toán của DN và các Hộ kinh doanh cá thể hay các nguồn tiền gửi ngắn hạn của các đối tượng này.

Mặt khác, khu vực, Chợ Lớn là thị trường tiềm năng cho các Ngân hàng. Trong đó, cần đặt biệt chú ý đến các nhu cầu về dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền nhanh, thu chi thương mại, gửi tiền qua đêm, hay nhu cầu về vốn trong thanh toán

2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận:

Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn có khoảng 100 cán bộ nhân viên, được phân bố vào các phòng ban , bộ phận như sau:

Sau đây là sơđồ hoạt động của chi nhánh:

Sơđồ 2.1 : cơ cu t chc ca Techcombank Chi nhánh ch ln

Bộ phận tín dụng doanh nghiệp

Bộ phận tín dụng cá nhân

Bộ phân thanh toán quốc tế

Phòng giao dịch Bộ phận kinh doanh thẻ Bộ phận hổ trợ kinh doanh Giám đốc CN Bộ phận tiết kiệm Phó Giám đốc CN

Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh do trưởng phòng kinh doanh phụ trách. Có thể có thêm các phó phòngphụ giúp điều hành, có các bộ phận là:

UBộ phận tín dụng doanh nghiệp:

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu.

- Có nhiệm vụ thực hiện việc giới thiệu các sản phẩm tín dụng cho khách hàng, hướng dẫn các doanh nghiệp cách lập hồ sơ vạy vốn, chịu trách nhiệm xem xét và thẩm định, quyết định cho vay vốn đối với các khách hàng là doanh nghiệp

đến vay.

- Thu thập các ý kiến đóng góp của khách hàng về công tác tín dụng, nghiên cứu việc thực hiện các sản phẩm cùng loại của NH khác.

UBộ phận tín dụng cá nhân:

- Chức năng giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp nhưng đảm nhận việc thẩm định xem xét hồ sơ của cá nhân đến vay.

U Bộ phận thanh toán quốc tế:

- Chịu trách nhiệm trong việc giúp khách hàng giao dịch và thanh toán quốc tế

(như mở L/C, chuyển tiền thanh toán, kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng và các tổ chức quốc tế, tư vấn cho khách hàng trong giao dịch quốc tế…).

U Bộ phận tiết kiệm:

- Bộ phận tiết kiệm có chức năng chính là nghiệp vụ huy động vốn trong dân cư. Ngoài ra bộ phận còn phụ trách việc chuyển tiền, trao đổi mua bán ngoại tệ ra tiền mặt, thanh toán sec du lịch…

U Bộ phận kinh doanh thẻ:

- Bộ phận kinh doanh thẻ có chức năng hướng dẫn, giới thiệu, cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ về thẻ.

UBộ phận hổ trợ kinh doanh:

- Bộ phận này có chức năng hổ trợ khách hàng trong phòng kinh doanh trong công tác ( như công chứng, giữ các giấy tờ cần thiết, hướng dẫn khách hàng…).

Phòng kế toán – ngân qu:

- Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số

liệu hằng ngày của các chi nhánh hay phòng giao dịch trực thuộc. kiểm soát hoạt

động của toàn bộ chi nhánh (chi phí, tổng hợp số liệu kinh doanh của chi nhánh hàng tháng, quý hay năm…)

- Bộ phận ngân quỷ: thực hiện thu chi tiền mặt, vàng theo quy định. Kiểm đếm

đóng bó theo tiêu chuẩn tiền mặt tồn quỷ một cách kịp thời. Tạm ứng quy, thanh toán tạm ứng với các quỷ phụ và các đơn vị trực thuộc chi nhánh theo quy định. - Thực hiện kiểm kê tồn quỷđịnh kỳ và đột xuất theo quy định. Đảm bảo tuyệt

sản đảm bảo của khách hàng, bản chính tờ đề xuất cho vay của cán bộ tín dụng và các giấy tờ khác theo qui định.

2.2.4 Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2009 tại Ngân hàngTMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn:

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: tỷđồng

(Nguồn: Phòng kế toán Techcombank Chợ Lớn)

2.2.4.1 Phân tích thu nhp ca Techcombank – Chi nhánh Ch Ln:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: thu nhập của Chi Nhánh qua các năm khá ổn

định, cụ thể như năm 2007 có thu nhập là 171,10 tỷđồng, sang năm 2008, thu nhập của Chi Nhánh gia tăng đột biến đạt 244,77 tỷ đồng, mức tăng thu nhập là 73,67 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 43,06%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là trong giai đoạn 2007-2008, Chi Nhánh đã xây dựng chiến lược thu hút khách hàng tốt, cộng với sựđa dạng hóa các sản phẩm cho vay đặc thù của Chi nhánh như: các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp, sản phẩm giành cho khách hàng cá nhân…Bên cạnh đó, Techcombank Chi Nhánh Chợ lớn đã ban hành lãi suất cho vay khá linh hoạt và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt nên Chi Nhánh đã thu hút được các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các khách hàng cá nhân đến giao dịch, làm cho thu nhập của Chi Nhánh tăng lên đáng kể.

So sánh chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 171,10 244,77 232,40 73,67 43,06 -12,37 -5,05

Thu lãi cho vay 165,18 231,69 198,93 66,51 40,27 -32,76 -14,14 Thu thánh toán quốc tế 0,51 3,34 9,92 2,83 554,90 6,58 197,01 Thu thanh toán trong nước 3,17 7,69 10,81 4,52 142,59 3,12 40,57 Thu khác 2,24 2,05 12,74 -0,19 -8,48 10,69 521,46

Chi phí 147,05 206,78 201,57 59,73 40,62 -5,21 -2,52

Trả lãi tiền gởi 127,48 174,35 172,65 46,87 36,77 -1,70 -0,98 Chi nhân viên 5,90 5,72 5,95 -0,18 -3,05 0,23 4,02 Chi dịch vụ thanh toán và

ngân quỹ 0,49 0,92 0,70 0,43 87,76 -0,22 -23,91 Chi thuế 0,56 0,26 0,55 -0,30 -53,57 0,29 111,54 Chi hoạt động quản lý và

công cụ 1,89 1,66 1,09 -0,23 -12,17 -0,57 -34,34 Chi tài sản 3,89 2,46 2,34 -1,43 -36,76 -0,12 -4,88 Chi khác 0,03 0,06 3,32 0,03 100,00 3,26 5433,33 Chi dự phòng 6,81 21,35 14,97 14,54 213,51 -6,38 -29,88

Năm 2009, thu nhập của Chi nhánh đạt 232,04 tỷ đồng, giảm 12,37 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm khoảng 5,05 %. Do ảnh hưởng từ những khó khăn của nển kinh tế đã tác động đến hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh , nên thu nhập có giảm nhẹ tương ứng 5,05%. Điều này cho thấy Chi nhánh có chiến lược kinh doanh khá phù hợp với tình hình của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Các nguồn thu chủ yếu như: thu từ lãi cho vay, thu từ hoạt động thanh toán quốc tế, thu thanh toán trong nước …Trong đó, khoản thu đem lại thu nhập chính cho Chi nhánh là lãi thu về từ việc cho vay. Năm 2008 thu nhập từ lãi vay gia tăng đột biến so với năm 2007, mức độ tăng trưởng thu lãi vay đạt khoảng 40,27%, tướng ứng với mức tăng là 66,51 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của sự gia tăng đáng ghi nhận này do Chi nhánh có nhóm khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường xuyên giao dịch tín dụng với Chí nhánh. Các doanh nghiệp này là những khách hàng có uy tín cao trong giao dịch với Ngân hàng nên Ngân hàng đã chủ động hỗ trợ khách hàng của mình bằng các hợp đồng tín dụng cho vay theo hạn mức thỏa thuận của ngân hàng và khách hàng, với lãi suất phát vay khá ưu đãi nên dự nợ tín dụng khá cao, chính vì thế thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ lãi vay.

Đồng thời hoạt động Thanh toán quốc tế, hoạt động bảo lãnh, hoạt động thanh toán trong nước… cũng là một trong những nguồn mang lại thu nhập đáng kể cho Chi Nhánh.

2.2.4.2 Phân tích chi phí ca Techcombank – Chi nhánh Ch Ln:

Nhìn chung, chi phí hoạt động của Chi nhánh là khá hợp lý qua các năm, trong các khoản mục chi phí, khoản chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các chi phí khác.

Trong năm 2007, chi phí trả lãi tiền gửi là 127,48 tỷđồng, sang năm 2008 chi phí trả lãi tiền gửi tăng đáng kể là 174,35 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt 36,77 %, tướng ứng với 48,87 tỷđồng. Con số trên cho thấy chiến lược huy động vốn của Chi nhánh đã phát huy tác dụng, số vốn huy động tăng nhanh. vì thế lãi tiền gửi phải trả khách hàng tăng tương ứng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước khắc phục lạm phát bằng cách thu dòng tiền về qua kênh huy động tiền gửi từ các Ngân hàng thương mại, nên Chi nhánh đã ban hành lãi suất huy động tiền gửi khá hấp dẫn, thu hút các cá nhân và tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng. Đồng thời Techcombank Chi nhánh Chợ lớn là một trong những ngân hàng có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn đối với khách hàng cũng là một trong những lợi thế giúp Chi Nhánh thu hút được lượng vốn huy động khá cao.

Sang năm 2009, chi phí trả lãi tiền gửi đạt 172,65 tỷđồng, chi trả lãi tiền gửi giảm không đáng kể, mức giảm chỉ 0,98 % so với năm 2008.

Bên cạnh khoản mục chi phí trả lãi tiền gửi, khoản mục chi dự phòng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể qua các năm. Con số trích lập dự phòng khá hợp lý, phù hợp

với tình hình kinh doanh của Chi Nhánh nói riêng và toàn hệ thống Techcombank nói chung.

Năm 2008, số quỹ trích lập dự phòng của Chi Nhánh tăng đột biến so với năm 2007 (tăng 213,51 %), nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là Ngân hàng Nhà Nước quy định mức trích lập dự phòng cao hạn chế dòng tiền phát vay của ngân hàng ra thị trường nhằm khắc phục lạm phát, bên cạnh đó việc trích lập dự phòng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh, việc trích lập dự phòng được chỉ thị

theo văn bản của uỷ ban quản lý rủi ro tín dụng của Techcombank thuộc khối vận hành của ngân hàng.

Sang năm 2009, số tiền trích lập dự phòng giảm đáng kể so với năm 2008 (giảm 29,88%), nguyên nhân chính của sụt giảm này là năm 2009 tình hình lạm phát của nền kinh tế có xu hướng giảm nên Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi tỷ lệ

trích lập dự phòng nên chi nhánh đã giảm trích lập dự phòng xuống còn 14,97 tỷ đồng. Nhìn chung việc trích lập dự phòng của chi nhánh là hợp lý.

2.2.4.3 Li nhun ca Techcombank – Chi nhánh Ch Ln:

Nhìn vào bảng số liệu, Ta thấy lợi nhuận của Techcombank Chợ Lớn khá hợp lý và ổn định qua các năm. Năm 2007 lợi nhuận của Chi Nhánh đạt 24,05 tỷ đồng, con số này tăng đáng kể trong năm 2008 đạt 37,99 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 57,96%, tương ứng với mức tăng là 13,94 tỷđồng. Trong giai đoạn 2007- 2008, tình hình kinh doanh của Chi nhánh rất khả quan. Lượng khách hàng đến giao dịch hằng ngày khá đông, tập trung chủ yếu là khối khách hàng doanh nghiệp. vì vậy doanh thu, thu về từ hoạt dộng kinh doanh của Chi nhánh cao. Đồng thời Chi nhánh luôn thực hiên việc tối ưu hóa chi phí ở mức thấp nhất, nên lợi nhuận đạt

được khá cao qua các năm.

Năm 2009, lợi nhuận chi nhánh đạt 30,83 tỷ đồng, giảm đi 18,85% so với lợi nhuận năm 2008, mức giảm tương ứng là 7,16 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự suy giảm này do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nói chung, và Việt Nam nói riêng, đã tác động gián tiếp đến các chủ thể của nền kinh tế trong đó có Ngân hàng và cả các Doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng, kéo theo đó là việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên lợi nhuận của Chi nhánh sụt giảm so với cùng kỳ năm trước là hợp lý.

2.2.4.4 Kết lun:

Trong bối cảnh khó khăn, khắc nghiệt của thị trường nhờ tận dụng lợi thế hợp lý và chính sách huy động vốn linh hoạt , Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn đã huy động vốn từ thị trường, tạo điều kiện để Ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho Chi nhánh.

Xu hướng chung của thị trường có nhiều biến động, hoạt động thanh toán quốc tế nhất là việc kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh Chợ Lớn có nhiều nổ lực, điều

hành linh hoạt, an toàn, và đạt kết quả tốt, qua đó đóng góp đáng kể vào nguồn thu của Techcombank Chi nhánh Chợ lớn.

Trong năm qua, các hoạt động của Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn có thế

mạnh truyền thống như: như cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ XNK, kinh doanh thẻ tiếp tục phát huy thế mạnh, duy trì thị phần cao, và giữ vững thế

mạnh là “Chi nhánh kinh doanh hiệu quả nhất trong toàn bộ hệ thống Techcombank Hồ Chí Minh”

Hoạt động bán lẻ đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách , chếđộ, tiêu chuẩn, cũng như những linh hoạt trong việc thiết kế các sản phẩm và chính sách đối với khách hàng.

Tình hình hoạt động kinh doanh của CN được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biu đồ 2.1: Kết qu hot động kinh doanh ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007 – 2009

2.2.5 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP KỹThương Việt Nam CN Chợ Lớn: Thương Việt Nam CN Chợ Lớn:

2.2.5.1 Tình hình huy động vn:

Hoạt động chính của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, Ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động. Như ta đã biết, nguồn vốn Ngân hàng bao gồm vốn tự có, vốn huy động tại chỗ, vốn vay ngân Hàng Nhà nước và các nguồn vốn khác. Trong đó, vốn tự có (bao gồm vốn điều lệ và các quỹ) mang tính chất lâu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)