5. Kết cấu đề tài
2.2.4.2 Phân tích chi phí của Techcombank – Chi nhánh Chợ Lớn
Nhìn chung, chi phí hoạt động của Chi nhánh là khá hợp lý qua các năm, trong các khoản mục chi phí, khoản chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các chi phí khác.
Trong năm 2007, chi phí trả lãi tiền gửi là 127,48 tỷđồng, sang năm 2008 chi phí trả lãi tiền gửi tăng đáng kể là 174,35 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt 36,77 %, tướng ứng với 48,87 tỷđồng. Con số trên cho thấy chiến lược huy động vốn của Chi nhánh đã phát huy tác dụng, số vốn huy động tăng nhanh. vì thế lãi tiền gửi phải trả khách hàng tăng tương ứng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước khắc phục lạm phát bằng cách thu dòng tiền về qua kênh huy động tiền gửi từ các Ngân hàng thương mại, nên Chi nhánh đã ban hành lãi suất huy động tiền gửi khá hấp dẫn, thu hút các cá nhân và tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng. Đồng thời Techcombank Chi nhánh Chợ lớn là một trong những ngân hàng có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn đối với khách hàng cũng là một trong những lợi thế giúp Chi Nhánh thu hút được lượng vốn huy động khá cao.
Sang năm 2009, chi phí trả lãi tiền gửi đạt 172,65 tỷđồng, chi trả lãi tiền gửi giảm không đáng kể, mức giảm chỉ 0,98 % so với năm 2008.
Bên cạnh khoản mục chi phí trả lãi tiền gửi, khoản mục chi dự phòng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể qua các năm. Con số trích lập dự phòng khá hợp lý, phù hợp
với tình hình kinh doanh của Chi Nhánh nói riêng và toàn hệ thống Techcombank nói chung.
Năm 2008, số quỹ trích lập dự phòng của Chi Nhánh tăng đột biến so với năm 2007 (tăng 213,51 %), nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là Ngân hàng Nhà Nước quy định mức trích lập dự phòng cao hạn chế dòng tiền phát vay của ngân hàng ra thị trường nhằm khắc phục lạm phát, bên cạnh đó việc trích lập dự phòng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh, việc trích lập dự phòng được chỉ thị
theo văn bản của uỷ ban quản lý rủi ro tín dụng của Techcombank thuộc khối vận hành của ngân hàng.
Sang năm 2009, số tiền trích lập dự phòng giảm đáng kể so với năm 2008 (giảm 29,88%), nguyên nhân chính của sụt giảm này là năm 2009 tình hình lạm phát của nền kinh tế có xu hướng giảm nên Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi tỷ lệ
trích lập dự phòng nên chi nhánh đã giảm trích lập dự phòng xuống còn 14,97 tỷ đồng. Nhìn chung việc trích lập dự phòng của chi nhánh là hợp lý.