Tình hình khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngTMCP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 67)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1Tình hình khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngTMCP

2.3.1 Tình hình khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn: TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn:

DNVVN có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. DNVVN có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi nước. Ở Việt Nam, với nền kinh tế còn đang phát triển, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nên các DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số Doanh nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Do đó, việc phát triển DNVVN đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Việc mở rộng tín dụng đối với loại hình DNVVN là rất cần thiết. Để biết trong thời gian qua Techcombank Chi Nhánh Chợ

Lớn có mở rộng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này hay không và đã mở

rộng như thế nào ta tìm hiểu qua bản số liệu sau:

Bảng 2.13: Tình hình khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank Chợ Lớn

(Nguồn phòng Kinh doanh, Bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Năm 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Tổng số KH 2.632 100 3.976 100 5.313 100 Số KH là DNVVN 208 7,90 342 8,60 526 9,90 Số KH là DNQD 31 14,90 42 12,28 53 10,08 Số KH là DNNQD 177 82,21 300 87,72 475 89,92

Qua bảng số liệu, Ta thấy Chi Nhánh thực hiện việc phát triển tín dụng cho các thành phần kinh tế, trong đó tập trung vào DNVVN. Hơn nữa số lượng khách hàng DNVVN liên tục tăng trong ba năm qua, có xu hướng tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, điều này cho thấy ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến các loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên số lượng khách hàng DNVVN chiếm tỷ trọng chưa cao.

Đồng thời số lượng DNVVN Ngoài Quốc Doanh, chiếm tỷ trọng đáng kể

trong tổng số DNVVN quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh. Đây là nhóm khách hàng mục tiêu mà Chi nhánh muốn hướng tới. Chi nhánh cũng có quan hệ

giao dịch với các DNVVN quốc doanh nhưng số lượng doanh nghiệp này chiếm tỷ

trọng khá nhỏ .

Trong năm 2009 số lượng DNVVN quan hệ tín dụng với Chi nhánh đạt 526 khách hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng đạt 53,80%, tương

ứng tăng khoảng 184 doanh nghiệp, cho thấy Chi Nhánh đã và đang phát triển loại hình tín dụng đối với DNVVN, tạo dựng và duy trì mối quan hệ truyền thống đối với nhóm khách hàng này, sẻ đem lai những giá trị kinh tế cho Chi Nhánh trong tương lai. Từ năm 2011 trở đi Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn hoạt động theo mô hình chuyên về khối SMEs (Siêu Chi Nhánh).

2.3.2 Phân tích tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Chợ lớn:

2.3.2.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn: hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn:

Trong những năm gần đây, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng dư nợ và thực hiện quyết định phát triển tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi nhánh Chợ Lớn đã thực hiện phát triển việc cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, trong đó tập trung hơn ở các DNVVN. Ngân hàng đã chủđộng xây dựng chiến lược tín cho vay tài trợ các DNVVN, đây là nhóm khách hàng mục tiêu đặt mối quan hệ truyền thống với ngân hàng. Doanh số

cho vay ở Techcombank Chợ Lớn khá cao qua các năm đối với nhóm khách hàng DNVVN. Bên cạnh đó Techcombank Chợ lớn, có nhiều chính sách cho vay ưu đãi khách hàng DNVVN như: ban hành lãi suất tín dụng khá linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của DNVVN, chính sách hổ trợ chăm sóc khách hàng tốt

đã thu hút được sự quan tâm của các DNVVN. Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn có những sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống phục vụ cho khối DNVVN như: cho vay bổ sung vốn lưu động, giải pháp tài chính trọn gói, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay kinh doanh nông sản (chương trình cho vay Cà Phê, Tiêu, Điều, Sắn Lát…). Với những sản phẩm đặc thù của Techcombank Chợ Lớn, là lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh doanh số phát vay của chi nhánh qua từng thời kỳ.

Doanh s cho vay đối vi DNVVN phân theo thi hn:

Bảng 2.14: Doanh số cho vay đối với DNVVN phân theo thời gian

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay

ngắn hạn 982,91 1.189,30 1.617,88 206,40 21,00 428,57 36,04 Doanh số cho vay

trung hạn 363,24 433,20 571,48 69,96 19,26 138,29 31,92 Doanh số cho vay dài

hạn 437,06 319,22 293,19 -117,85 -26,96 -26,03 -8,15

Tổng cộng 1.783,21 1.941,72 2.482,55 158,51 8,89 540,83 27,85

(Nguồn Phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Bảng 2.15: Doanh số cho vay đối với DNVVN phân theo thời gian

Đơn vị: tỷđồng

( Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng dụng doanh nghiệp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng số liệu, doanh số cho vay đối với DNVVN liên tục tăng mặc dù tổng doanh số cho vay của Chi nhánh có giảm trong năm 2008. Qua đó Ta có thể

nói, trong những năm qua Chi Nhánh rất quan tâm và chú trọng đến việc phát triển tín dụng đối với DNVVN, góp phần tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đồng thời tạo đòn bẩy cho nguồn vốn của Ngân hàng duy chuyển liên tục. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị suy thoái như hiện nay để thích ứng với tình hình chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà Nước đã liên tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc do đó nguồn vốn tại ngân hàng khá dồi dào, chính vì vậy việc đầu tư và phát triển tín dụng đối với DNVVN là một việc rất cần thiết đối với Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn.

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Chi Nhánh giai đoạn 2007 – 2009. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, do đối với các khoản cấp tín dụng ngắn hạn thì thời gian thu hồi vốn nhanh hơn các khoản trung và dài hạn.

Tuy nhiên, chi nhánh cũng quan tâm hơn đến việc cho vay cả trung và dài hạn

để phân tán rủi ro, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư khởi sự doanh nghiệp mới…

Năm 2007 2008 2009

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng DS cho vay 3.385,12 100,00 2.976,27 100,00 3.442,25 100,00 DS cho vay DNVVN 1.783,21 52,68 1.941,72 65,24 2.482,55 72,12

Biu đồ 2.3: Doanh s cho vay phân theo thi hn ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007 – 2009

Doanh số cho vay đối với DNVVN phân theo thành phần kinh tế: Bảng 2.16: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp quốc

doanh (DNVVN QD) 62,41 94,56 129,84 32,15 51,51 35,28 37,30 Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh (DNVVN NQD) 1.720,80 1.847,16 2.352,71 126,36 7,34 505,55 27,37

Tổng cộng 1.783,21 1.941,72 2.482,55 158,51 8,89 540,83 27,85

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn tổng quan, Ta thấy DNVVN NQD là đối tượng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số phát vay của Techcombank Chợ Lớn qua các năm. Điều này phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam khi việc cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, các DNVVN ở

Việt Nam hiện nay, đa phần là các công ty đăng ký theo loại hình công ty TNHH, công ty Cổ Phần nên doanh số phát vay của Techcombank Chợ Lớn đối với DNVVN tập trung chủ yếu ở các công ty ngoài Quốc Doanh. Trong năm 2008 doanh số cho vay đối với các DNVVN NQD đạt 1.847,16 tỷđồng, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước là 126.36 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 7,34%. Con số này gia tăng đáng kể vào năm 2009, doanh số cho vay DNVVN NQD đạt 2.352,71 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 khoảng 505,55 tỷ đồng, tốc độ

tăng trưởng tương ứng là 27,37 %. Qua đó ta thấy doanh số phát vay tập trung chủ

yếu ở các DNVVN NQD. Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của Chi Nhánh, đem lại lợi ích cho Chi nhánh ở hiện tại và trong tương lai. Doanh số phát vay ở các DNVVN NQD tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Chi nhánh đã thu hút được số

DNVVN NQD tăng dần qua các năm, thúc đẩy việc gia tăng doanh số phát vay của Chi Nhánh. Bên cạnh đó doanh số phát vay các DNVVN QD cũng tăng qua các

năm nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể. Biểu đồ sau minh họa rõ nét cho cơ cấu thành phần kinh tếđối với doanh số cho vay của chi Nhánh.

Biu đồ 2.4: Doanh s cho vay phân theo thành phn kinh tế ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007 – 2009

Doanh số cho vay đối với DNVVN phân theo cơ cấu ngành nghề: Bảng 2.17: Số liệu doanh số cho vay theo cơ cấu nghành nghề

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp -

thủy sản 360,74 342,52 388,52 -18,22 -5,05 46,00 13,43 CN – XD 749,48 718,05 948,83 -31,44 -4,19 230,78 32,14 Dịch vụ 672,98 881,15 1.145,20 208,17 30,93 264,05 29,97

Tổng cộng 1.783,21 1.941,72 2.482,55 158,51 8,89 540,83 27,85

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn chung, cơ cấu doanh số cho vay phân theo ngành nghề có sự dịch chuyển rõ rệt. Trong khi năm 2007, ngành Công nghiệp và xây dựng còn nắm thể chủ đạo thì đến năm 2008 và 2009 thì cơ cấu này đã dịch chuyển phần lớn sang ngành Dịch vụ. Điều này có thể lý giải như sau: Năm 2008 do tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản trên thế giới cũng như trong nước khiến cho một số những công trình, dự án công nghiệp – xây dựng của các khách hàng bịđình trệ cộng với việc hạn chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát vay của chi nhánh nhằm tránh rủi ro tín dụng đối với các khoản vay trong lĩnh vực này bao gồm cả công trình, dự án bất động sản hoặc kinh doanh bất động sản đã làm cho doanh số cho vay ngành Công nghiệp – xây dựng giảm nhiều. Cơ cấu chuyển dịch sang ngành Dịch vụ, ngành được coi là có giá trị gia tăng cao hơn và rủi ro tín dụng thấp hơn.

Biu đồ 2.5: Doanh s cho vay phân theo ngành ngh ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007 – 2009

2.3.2.2 Phân tích tình hình doanh số thu nợ đối với DNVVN , tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn: hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn:

Phân tích doanh số thu nợ DNVVN theo thời hạn:

Bng 2.18: Doanh s thu nđối vi DNVVN phân theo gian

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ ngắn hạn 958,06 882,03 1.316,21 -76,03 -7,94 434,18 49,23 Doanh số thu nợ trung

hạn 404,39 379,55 457,27 -24,84 -6,14 77,72 20,48 Doanh số thu nợ dài

hạn 369,40 448,11 542,98 78,71 21,31 94,87 21,17

Tổng cộng 1.731,85 1.709,69 2316.46 -22,16 -1,28 606,77 35,49

(Nguồn phòng kinh doanh , bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn vào bảng số liệu, Ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các DNVVN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ DNVVN của Techcombank Chợ Lớn. Điều này phù hợp với đặc điểm vòng quay vốn lưu động của khách hàng vay và tỷ trọng những khoản vay ngắn hạn trong doanh số cho vay đối với DNVVN. Một vấn đề đáng chú ý là doanh số thu nợ DNVVN của Chi Nhánh trong năm 2008 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2007. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 giảm 7,94%, tương ứng với mức giảm doanh số thu nợ ngắn hạn là 76,03 tỷ đồng. Tương tự, doanh số thu nợ trung hạn và dài hạn cũng giảm khá cao, nguyên nhân của sự sụt giảm do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế như

lạm phát, khủng hoảng kinh tế… Nên các doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong việc thanh toán gốc và lãi vay cho ngân hàng, dẫn đến doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm đáng kể so với năm trước là hợp lý.

Năm 2009, doanh số thu nợ của Chi nhánh được cải thiện hơn trước, tổng doanh số thu nợ DNVVN năm 2009 đạt 2.316,46 tỷđồng, tăng so với cùng kỳ năm

2008 là 606,77 tỷđồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng thu nợ 35,49%. Qua đó Ta thấy Techcombank Chợ lớn có công tác quản lý và thu nợ tốt, bên cạnh đó những tháng đầu năm 2009, nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định và lạm phát có xu hướng giảm nên tình hình sản xuất kinh doanh của các DNVVN khả quan hơn, khả

năng chi trả ngân hàng cao, đẩy mạnh doanh số thu nợ của Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn.

Biu đồ 2.6: Doanh s thu n phân theo thi hn ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007 – 2009

Doanh số thu nợ DNVVN theo thành phần kinh tế: Bảng 2.19: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp quốc

doanh 54,03 71,64 97,99 17,60 32,58 26,35 36,78 Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 1.677,82 1.638,05 2.218,47 -39,76 -2,37 580,42 35,43

Tổng cộng 1.731,85 1.709,69 2.316,46 -22,16 -1,28 606,77 35,49

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy rõ tình hình thu nợ của chi nhánh đối với từng thành phần kinh tế là hợp lý với tình hình chung của nền kinh tế và doanh số

phát vay phân theo thành phần kinh tế. Việc giữ ổn định tỷ trọng từng khu vực doanh nghiệp theo quốc doanh và ngoài quốc doanh là cần thiết.

Mặc dù trong năm 2008 doanh số thu nợ ở các DNVVN ngoài quốc doanh giảm nhẹ so với năm 2007. Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 1.638,05 tỷ đồng giảm so với cùng kỳ năm trước là 39,76 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm là 2,37%, chứng tỏ rủi ro trước biến động tài chính ở tầm vĩ mô khá cao nhưng sang năm 2009, doanh số thu nợ DNVVN ngoài quốc doanh ổn định trở lại và doanh số thu nợ tăng đáng ghi nhận so với năm 2008 là 580,42 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ

tăng trưởng doanh số thu nợ là 35,43% so với năm 2008, thể hiện những tiềm năng về sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các DNVVN QD cũng là những khách hàng có mối quan hệ giao dịch tín dụng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Nhìn chung doanh số thu nợ các DNVVN quốc doanh khá ổn định, mức độ rủi ro tín dụng thấp hơn.

Biu đồ 2.7: Doanh s thu n theo thành phn kinh tế ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007-2007

Phân tích doanh số thu nợ đối với DNVVN theo cơ cấu nghành nghề: Bảng 2.20: Doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp -

thủy sản 351,05 302,27 361,60 -48,77 -13,89 59,33 19,63 CN - XD 727,90 632,24 885,35 -95,65 -13,14 253,11 40,03

Dịch vụ 652,91 775,17 1.069,51 122,27 18,73 294,34 37,97

Tổng cộng 1.731,85 1.709,69 2.316,46 -22,16 -1,28 606,77 35,49

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy với tốc độ phát triển của ngành dịch vụ thì việc thu nợ vay cũng trở nên dễ dàng hơn. Doanh số thu nợ nghành dịch vụđạt mức

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 67)