Nâng cao chấtlượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN, thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 98)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2.5Nâng cao chấtlượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN, thực hiện

đúng quy trình tín dng:

Hệ thống các văn bản về nghiệp vụ tín dụng cho NHNN và Techcombank Chợ

Lớn ban hành ngày càng được bổ sung hoàn thiện để tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Từ đó đòi hỏi Ngân hàng thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng từ CV QHKH, Lãnh đạo phòng thẩm định đến Giám đốc là người quyết định cho vay.

Thẩm định là một bước quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nó không những có ý nghĩa đối với Ngân hàng là nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho Ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với khách hàng bởi không ít những khách hàng bị từ chối oan bởi CV QHKH không làm tốt công tác thẩm định phương án, dự án sản xuất.

Thẩm định tín dụng là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích các thông tin đó để từđó có quyết định cho vay hay không.

3.2.2.5.1 V Thông tin khách hàng.

Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà ngân hàng cần khi quyết

định cho vay. CV QHKH cần phải phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả, như vậy sẽ đảm bảo tránh được rủi ro khi ra quyết định cho vay, doanh nghiệp có cơ hội vay được vốn. - Xem xét thông tin từ phỏng vấn người vay, từ sổ sách Ngân hàng để được thấy quan hệ vay trả của khách hàng.

- Cần phải nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin, phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn cũng cần tạo lập mối quan hệ thường xuyên với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam trong đó có Trung tâm hỗ trợ các DNVVN. Đây là những tổ chức có thể cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN.

- Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, CV QHKH cần phải chủđộng đi khảo sát tình hình tại cơ sở của các Doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về khả năng sản xuất kinh doanh nói chung của Doanh nghiệp, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng một cách khác quan, việc đi khảo sát này có thể không báo trước để tránh tình trạng doanh nghiệp dàn dựng cảnh, để lừa Ngân hàng.

- Đồng thời, CV QHKH cần tạo quan hệ với các đối tác mua bán của khách hàng vì

đây là trung tâm thông tin về khách hàng, khi khách hàng có biến động gì trong tinh hình tài chính doanh nghiệp, Họ sẻ la người biết trước, CV QHKH có thề tìm kiếm thông tin về khách hàng ởđây.

3.2.2.5.2 V phân tích và đánh giá khách hàng

Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, cán bộ tín dụng phải phân tích các thông tin này. Qua bản báo cáo tài chính, cần phân tích tốt các chỉ tiêu để từ đó đánh giá tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ vòng quay bình quân vốn lưu động, tình hình tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi phân tích các dữ liệu CV QHKH đặc biệt chú ý đến khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác của khách hàng. Sở dĩ như vậy là vì tính khả thi của phương án ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu phương án khả thi dẫn tới hoạt

động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tạo nguồn thu thì khách hàng có khả năng trả nợ khi hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán.

Nhìn chung, việc phân tích cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với từng khách hàng, từng loại cho vay đểđảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn.

- Phương án, dự án vay vốn phải có hiệu quả và tính khả thi.

- Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ theo chế độ quy định, nếu có xảy ra tố tụng tranh chấp thì phải đảm bảo an toàn pháp lý cho Ngân hàng.

- Năng lực pháp lý của khách hàng như quyết định thành lập hợp pháp, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm người đại diện hợp pháp trước pháp luật...

- Thẩm định về tính cách, uy tín của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Thông qua việc phân tích tình hình thực trạng của khách hàng CV QHKH phải

đưa ra được đánh giá chung về thực trạng kinh doanh, tính hợp lý của nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng hoàn trả, tính khả thi của phương án vay vốn. Ngoài ra trong

quá trình sử dụng vốn Ngân hàng cần tăng cường kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ, tư vấn kịp thời khi các DNVVN gặp khó khăn trong quá trình sử dụng vốn.

3.2.2.6 V tài sn đảm bo.

3.2.2.6.1 Đối vi tài sn đảm bo là các máy móc thiết b:

Trong thời gian tới ngân hàng nên hạn chế cầm cố các máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ. Vì đây là những tài sản đảm bảo có tính thanh khoản không cao nên khi khoản vay gặp rủi ro, ngân hàng sẻ bị thiệt hại do giá bán các thiết bị công nghệđó thấp hơn giá tại thời điểm định giá.

Chỉ áp dụng hình thức cầm cố tài sản là máy móc thiết, dây chuyền công nghệ đối với những doanh nghiệp có mối quan hệ lâu năm và uy tín với ngân hàng trong việc trả nợ. Đồng thời Chỉ số xếp hạng tín dụng từ A1 đến B2, tốt nhất là các MME và SMEs.

Khi định giá cho vay đối với loại tài sản cầm cố này, chuyên viên định giá nên lấy giá thấp hơn giá thị trường hiện tại, hoặc giá trên hóa đơn mua hàng hóa. CV QHKH nên trình chuyên gia phê duyệt cho vay tối đa khoản tối đa 50% giá trịđịnh giá (hiện nay khoảng 60% - 70% ) việc định giá thấp sẻ hạn chế rủi ro khoản vay và có thể thu hồi được nợ khi khoản vay có vấn đề.

Ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho CV QHKH cũng như chuyên viên định giá tham gia các lớp tìm hiểu về máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, để có thể

nắm bắt được những thông tin về tài sản cầm cố thì chuyên viên định giá sẻđịnh giá chính xác hơn, CV QHKH sẻ ra quyết định cho vay với tỷ lệ thích hợp, hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.6.2 Đối vi tài sn là hàng hóa.

Doanh nghiệp nên thuê công ty Logistic vận chuyển hàng về kho và sắp xếp kho hàng. Vì những công ty Logistic có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc kiểm đếm, sắp xếp hàng hóa khoa học. Các doanh nghiệp cầm kho với số lượng lớn nên áp dụng mô hình này chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp đủ khả năng để tự nhập kho và sắp xếp hàng hóa thì cần có sự

hướng dẫn của CV QHKH, để tiện cho việc theo dõi, kiểm điếm khi giải chấp hàng. Techcombank Chợ Lớn sẻ chủ động tìm kiếm, tạo dựng mối quan hệ với một số kho uy tín trong khu vực gần Techcombank Chợ Lớn, để tiện cho việc theo dõi, giải chấp và kiểm tra kho hàng, tiết kiệm được chi phí đi lại và thời gian của CV QHKH. Một số kho trong khu vực mà Chi nhánh có thể giới thiệu cho khách hàng như: Kho Tân Phú, Kho Bến Thành, Kho Tân Mai, Kho Bình Phú, Kho Tân Nam, các kho hàng trong khu Công nghiệp Tân Tạo, Kho Bình TrịĐông, Kho Phú Lâm... Techcombank Chợ Lớn nên lập Tổ hỗ trợ giải chấp hàng, Tổ này có nhiệm vụ

theo dõi việc giải chấp hàng hóa, khi CV QHKH tiếp nhận yêu cầu giải chấp của khách hàng tiến hành lập hổ sơ giải chấp (tờ trình giải chấp, đề nghị thu nợ, điều

chỉnh giảm tài sản, thông báo giải chấp), trình Ban Giám Đốc phê duyệt. CV QHKH thực hiện Scan hồ sơ giải chấp đẩy về CCA Miền Nam (Trung tâm kiểm soát tín dụng và quản lý chứng từ Techcombank Miền Nam) thực hiện điều chỉnh giảm tài sản đảm bảo trên Globus T24R07. Tổ hỗ trợ giải chấp sẽ nhận lệnh thông báo giải chấp, cùng với khách hàng xuống kho, phối hợp cùng bảo vệ xuất hàng theo đúng Mã hàng trên lệnh thông báo giải chấp. Sau đó niêm phong kho hàng (mô hình này áp dụng cho cầm kho hai bên có canh giữ của bảo vệ, và kho ba bên ). Tổ

giải chấp hàng này sẻ kiêm luôn nhiệm vụ hổ trợ bán của Chi Nhánh như vậy sẻ tiết kiệm chi phí hoạt động của ngân hàng.

CV QHKH thường xuyên kiểm tra đột xuất kho hàng, theo dõi kiểm đếm hàng hóa có đúng quy cách và số lượng hiện tại mà CV QHKH đang theo dõi hay không. CV QHKH nên lập một bảng theo dõi hàng cầm kho trên trường Excel để tiện cho viêc đối chiếu, kịp thời phát hiện ra gian lận của khách hàng.

Techcombank Chợ Lớn nên cầm cố hàng hóa đang có tính thanh khoản cao trên thị trường như: Gạo,Tiêu, Điều, Sắn lát, Cao su( SVR3L, SVR10L, RSS3…), Máy vi tính các loại (đặc biệt là Laptop), Vỏ xe Hankcook Hàn Quốc, Hạt Nhựa...và nên cho vay tối đa 70 % giá trị trên hóa đơn hàng hoặc 70% giá trị L/C khi phát vay thanh toán L/C đối với hàng nhập khẩu.

3.2.2.7 Xây dng chiến lược Marketing trong đó trng tâm là chính sách khách hàng nhm m rng và tăng cường mi quan h cht ch gia khách hàng nhm m rng và tăng cường mi quan h cht ch gia Techcombank Ch Ln và DNVVN.

Việc tăng cường hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp cũng chính là việc tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ của ngân hàng. Chính vì vậy Ngân hàng cần phải có chiến lược lôi kéo khách hàng về phía mình. Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của hoạt động Marketing càng được khẳng định. Trong điều kiện thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt không những đó là các Ngân hàng trong nước mà còn với cả các Ngân hàng nước ngoài. Trước tình hình đó để tháo gỡ khó khăn này Techcombank Chợ Lớn cần quan tâm đến hoạt động Marketing mà trọng tâm vào chính sách khách hàng nhằm giới thiệu quảng cáo các dịch vụ, các cơ chế,

điều kiện cũng như những quy định về nghiệp vụ tín dụng để khách hàng hiểu và thông cảm trong quan hệ tín dụng, thấy được quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ đối với Techcombank Chợ Lớn. Để làm được điều này Chi nhánh cần tăng cường công tác Marketing như xây dựng phòng Marketing riêng, mỗi một nhân viên Ngân hàng đều phải coi mình như một nhân viên Marketing, thu hút khách hàng bằng thái độ lịch sự, ân cần, nhiệt tình, chu đáo. Một đội ngũ nhân viên xinh xắn, luôn niềm nở, hoà nhã, nhiệt tình sẽ làm cho khách hàng không cảm thấy xa lạ, khách sáo khi quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra Techcombank Chợ Lớn cần phải

tìm hiểu thị trường, để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp, nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.

Để thực hiện tốt điều này Chi nhánh cần quan tâm đến vấn đề sau:

- Có sự linh hoạt đối với từng loại hình Doanh nghiệp về lãi suất, điều kiện vay vốn, phương thức cho vay,... nhằm thoả mãn tốt nhất từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. - Vì đối tượng khách hàng DNVVN là chủ yếu nên Techcombank Chợ Lớn cần có sự ưu tiên hơn đối với đối tượng này bằng các có những ưu đãi đặc biệt hoặc thành lập một quỹ cho vay riêng đối với DNVVN nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo tính chuyên nghiệp khi cho vay đối tượng này nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cả Techcombank Chợ Lớn.

- Mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách thành lập thêm điểm giao dịch, phòng giao dịch để tiếp xúc với đa dạng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh.

- Tạo sự khác biệt về loại sản phẩm này bằng cách có thể cung cấp tín dụng tại nhà

để giảm bớt thời gian giao dịch đi lại của khách hàng, tăng cường bổ sung các dịch vụđi kèm như dịch vụ tư vấn khách hàng, đơn giản hoá các thủ tục vay vốn.

- Techcombank Chợ Lớn có thể tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng để

tạo ra các cơ hội cho các DNVVN gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

- Kết hợp với các tổ chức hỗ trợ DNVVN như Trung tâm hỗ trợ DNVVN, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN... nhằm tạo thêm nhiều cơ hội mở rộng khách hàng cũng như tạo cho DNVVN dễ dàng tiếp cận được vốn tín dụng của Techcombank Chợ

Lớn . Phối hợp với các tổ chức này kiểm soát, kiểm tra tình hình, năng lực của các doanh nghiệp nhằm thu thập thêm thông tin cũng như tìm hiểu nhu cầu của đối tượng khách hàng này nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu đó.

- Có những chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như

sách báo nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm ưu việt của mình với các doanh nghiệp. Có thểđăng trên báo diễn đàn Doanh nghiệp, Thời báo kinh tế, Kinh tế Việt Nam...

3.2.2.8 Gii pháp cho vic thu n ca phòng dch v khách hàng ( Teller ).

Đối với các khoản vay của DNVVN trước đây thì CV QHKH phải có xác nhận tài sản đảm bảo cho phòng kế toán trước khi thu nợ.

Đối với các khoản vay của DNVVN bắt đầu từ nay, khi tiến hành giải ngân CCA Miền Nam (Trung tâm kiểm soát tín dụng và quản lý chứng từ Techcombank Miền Nam) sẻ ghi chú vào phần Out Remarks trong báo nợ khách hàng chi tiết loại tài sản đảm bảo kèm theo để bộ phận Teller cũng như phòng Kế toán có thể căn cứ

vào đây tiến hành làm Iner đẩy lệnh thu nợ về CCA Miền Nam tiến hành thu nợ và

điều chỉnh tài sản trên Globus T24R07. Đồng thời khi hạch toán tài sản trên Globus T24R07, CCA Miền Nam cũng chú thích rõ tài sản đảm bảo khoản vay của từng

khếước nhận nợ và ghi rõ theo hợp đồng hạn mức nào, khếước nhận nợ nào để tiện lợi cho việc thu nợ khoản vay.

Để làm được việc này, CV QHKH của các Chi Nhánh toàn hệ thống Techcombank nói chung và Techcombank Chợ Lớn nói riêng cần phải ghi rõ trong phần kiến nghịđề xuất trong tờ trình giải ngân trong hạn mức hay tờ trình giải ngân món với nội dung số tiền vay được đảm bảo bằng loại tài sản nào ?. Ví dụ như: Số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiền 1.000 triệu đồng được đảm bảo bằng bất động sản, quyền đòi nợ, hàng hóa. - 400 triệu đồng được đảm bảo bằng hàng hóa.

- 500 triệu đồng đảm bảo bằng quyền đòi nợ. - 100 triệu đồng đảm bảo bằng bất động sản.

Khi giải ngân CCA Miền Nam cứ dựa vào tờ trình giải ngân của CV QHKH mà cập nhật trên Globus. Bộ phận hạch toán Globus khi tiến hành hạch toán phát vay, phải cập nhật tài sản đảm bảo khoản vay cả hai trường trên Gobus T24R07 đó là: Trường báo nợ khách hàng và Trường sao kê tài sản đảm bảo khoản vay.

3.2.2.9 Gim thiu phát sinh n quá hn, n xu.

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất đánh giá chất lượng tín dụng. Qua thông số này có thể cho thấy chất lượng của khoản vay tốt hay xấu, nếu tỷ lệ xấu cao, đặc biệt là các khoản nợ có khả năng mất vốn thì Ngân hàng sẽ phải chịu những rủi ro tín dụng, không có khả năng thu hồi được nợ.

Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn cần thực hiện đồng thời hai biện pháp là phát hiện sớm rủi ro và xử lý rủi ro, ngăn ngừa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 98)