5. Kết cấu đề tài
2.2.5.2 Phân tích tình hình huy động vốn
Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động Ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư rất tiềm năng. Do đó, năm 2008 dù khủng hoảng kinh tế nhưng cuộc chạy đua huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại và sự cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi diễn ra khá quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và các dịch vụ tiện ích gia tăng, vừa cạnh tranh lãi suất và các chương trình khuyến mãi giá trị lớn.
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nguồn vốn huy động của Techcombank Chợ Lớn năm 2008 là 450,68 tỉ đồng, tăng 165,53 tỉ đồng tương ứng tăng 58% so với năm 2007. Cho thấy những dấu hiệu tốt trong hoạt động huy động vốn của Techcombank Chợ Lớn dù tình hình kinh tế giai đoạn này diễn ra khá phức tạp.
Điều này giúp Ngân hàng chủđộng hơn trong việc cho vay, đồng thời đã tận dụng tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng. Tuy nhiên, sang năm 2009 có sự giảm nhẹ
trong tổng nguồn huy động do lượng tiền gửi tiết kiệm giảm. Nguyên nhân sâu xa có thể thấy rằng trong năm này người dân cần vốn cho các hoạt động kinh doanh của họ nhằm khắc phục hậu quả sau trận khủng hoảng năm trước nên hạn chế gửi tiền hơn.
Cùng với việc mở rộng hệ thống mạng lưới và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, Techcombank Chợ Lớn không ngừng tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ
năng chăm sóc khách hàng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn huy
động.
Tỷ trọng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Vốn huy động 285,15 450,68 411,66 +58.1% -8,66% Tổng tài sản 866,53 1.039,73 1.195,58 +20% + 15%
Bảng 2.3: Số liệu về huy động vốn tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn ĐVT: Tỷđồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 CHỈ TIÊU
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
Nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT 265,76 93,2% 423,18 93,9% 385,72 93,% Nguồn vốn huy động từ NHNN và TCTD 15,6 5,5% 19,38 4,3% 19,76 4,8% Nguồn vốn ủy thác 3,71 8,31% 1,8 6,18% 6 1,5% Tổng nguồn vốn huy động 285,15 100% 450,68 100% 411,66 100%
( Nguồn: Phòng kế toán, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Chợ Lớn)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng nguồn huy động qua 3 năm, tỉ trọng vốn huy động từ Dân cư và TCKT chiếm đa số (>90%), tiếp theo là vốn huy động từ TCTD và NHNN, tuy nhiên tỉ trọng này chiếm rất ít, giao động trong khoảng 4%-6%, phần còn lại là nguồn vốn ủy thác, chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng nguồn huy động. tuy nhiên, đây lại là nguồn vốn được sử dụng để đầu tư phát triển kinh tế theo chiều sâu, đầu tư máy móc thiết bị có thời hạn thu hồi vốn dài nên trong tương lai Techcombank sẽ chú trọng hơn việc khai thác thêm nguồn vốn này.
Việc tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong năm 2008 chủ yếu do tiền gửi của khách hàng tăng. Vì Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ ngân hàng thuận tiện cho việc thanh toán giữa các TCKT như: mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, trả lãi cho khách hàng trên số dư tài khoản tiền gửi. Các TCKT thường xuyên tham gia thanh toán qua Ngân hàng vì đây là hình thức thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và có tính an toàn. Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng thực hiện việc trích tài khoản của đơn vị phải trả, bằng cách ghi nợ vào tài khoản và ghi có vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng. Tuy số dư trên tài khoản của khách hàng thường không lớn nhưng tính gộp chung cho tất cả các khách hàng nên tổng vốn huy động của Ngân hàng qua tài khoản tiền gửi thanh toán là rất đáng kể. Mặt khác,vốn huy động không kỳ hạn từ các TCKT tăng khá cao do Techcombank Chợ Lớn có đựơc nhiều khách hàng quen thuộc các ngành nghề khác nhau như sản xuất và gia công chế biến, thương mại, dịch vụ…Cơ cấu huy động vốn thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT đã làm giảm đáng kể
chi phí huy động vốn của Techcombank Chợ Lớn, cho phép Techcombank Chợ Lớn
đảm bảo triển khai tốt được quy mô hoạt động kinh doanh.
Sang năm 2009, tuy tổng nguồn huy động có giảm đôi chút nhưng vốn huy
động từ dân cư và TCKT vẫn chiếm một tỉ trọng rất lớn chứng tỏ rằng đây thực sự
là kênh huy động quan trọng và chính yếu của Ngân hàng.
Với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao và sự chuyển dịch hợp lý về cơ
cùng với hệ thống trụ sở khang trang bề thếđã bắt đầu phát huy tác dụng. Đây là lợi thế cạnh tranh của Techcombank trong thời kỳ hội nhập.
Thông qua nghiệp vụ huy động vốn Techcombank Chợ Lớn có thể đo lường
được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Từđó, Ngân hàng có các biện pháp không ngừng cải thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn đã giải quyết “đầu vào” cho Ngân hàng.
2.2.6 Hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp Vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Chi Nhánh Chợ Lớn:
2.2.6.1 Các hình thức cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP KỹThương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn. Thương Việt Nam, Chi Nhánh Chợ Lớn.
2.2.6.1.1 Cho vay theo món:
Là phương thức cho vay mà Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn và khách hàng thoả thuận các khoản vay cụ thể dựa trên nhu cầu vốn của từng phương án kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, ngày trả nợ. Mỗi mỗi phương án, mỗi nhu cầu vay vốn của khách hàng là một món vay, thời hạn cho vay là đến ngày kết thúc phương án kinh doanh, lãi
được thu hồi hàng tháng, vốn vay được thu hồi cuối kỳ khi kết thúc kỳ hạn vay. Mỗi món vay (lần vay) khách hàng phải gửi Giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản cho vay cho Ngân hàng xét duyệt, hai bên sẽ phải ký một hợp đồng tín dụng cho khoản vay đó. Phương thức theo món thường áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh theo mùa vụ, nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc các khách hàng mới quan hệ vay vốn với Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn, do vậy cần có thời gian theo dõi đểđánh giá về uy tín tín dụng cũng như khả năng kinh doanh.
2.2.6.1.2 Cho vay theo hạn mức:
Là phương thức cho vay mà Techcombank CN Chợ Lớn căn cứ vào kế
hoạch kinh doanh của khách hàng trong một giai đoạn nhất định để xác định mức dư nợ tối đa khách hàng được phép vay (hạn mức tín dụng) và duy trì hạn mức đó trong thời hạn nhất định để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Hai bên ký một hợp đồng tín dụng hạn mức quy định về giá trị hạn mức, thời gian hiệu lực của hạn mức, phương thức giải ngân từng khoảnvay.
Căn cứ vào hạn mức tín dụng đã được duyệt, mỗi lần giải ngân khách hàng chỉ cần lập phương án kinh doanh, Giấy nhận nợ và gửi các chứng từ liên quan đến khoản vay (như hợp đồng đầu vào, đầu ra, hoá đơn mua bán...) cho Ngân hàng xem, nếu được ngân hàng đồng ý thì lập Hội đồng tín dụng cụ thể và tờ trình giải ngân.
Mục đích cấp hạn mức tín dụng là Ngân hàng cho những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên đảm bảo được nguồn tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh và đơn giản hoá một phần thủ tục vay vốn gúp phần khuyến khích khách
hàng đến vay vốn.
Để được cấp hạn mức tín dụng, khách hàng cần có: Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm khả thi và có hiệu quả; Có uy tín trong việc vay và trả
nợ với Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn, có tình hình tài chình lành mạnh.
2.2.6.1.3 Các hình thức khác:
Ngoài các phương thức cho vay chính nêu trên, Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn cũng áp dụng các phương thức cho vay khác như cho vay luân chuyển, vay thấu chi, vay tín chấp lương, vay mua bất động sản, vay mua ôtô và cho vay tiêu dùng, tài chính kho vận trọn gói, bảo lãnh, bao thanh toán…
Một số sản phẩm đặc trưng mà Techcombank Chợ Lớn chuyên dành cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ như: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay trung và dài hạn, thấu chi doanh nghiệp, tài trợ nhà cung cấp, tài trợ dự án trọn gói, tài chính kho vận trọn gói, cho vay kinh doanh nông sản, cho vay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, bao thanh toán xuất khẩu, cho vay theo dự án đầu tư trung và dài hạn. Qua đó cho thấy, Techcombank Chợ Lớn đã triển khai nhiều sản phẩm để phục vụ khách hàng DNVVN theo những hình thức cho vay truyền thống cuả ngân hàng như đã nêu ở trên.
2.2.6.2 Các hình thức đảm bảo áp dụng:
Các hình thức đảm bảo trong cho vay mà Techcombank Chợ Lớn đang áp dụng bao gồm: thế chấp Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất; các tài sản là thiết bị, dây chuyền sản xuất; phương tiện vận tải; khối lượng công trình xây dựng hoàn thành đối với các đơn vị xây lắp; Cầm cố các giấy tờ có giá và bảo lãnh của bên thứ
ba, tài sản hình thành từ vốn vay, hàng hóa, quyền đòi nợ…
Các tài sản trên trước khi ký hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên vay vốn thì tài sản phải được chuyên viên Phòng định giá Techcombank Miền Nam kiểm tra thực tế và định giá, sau đó đăng ký giao dịch đảm bảo tại các phòng tài nguyên môi trường hoặc công chứng tại các phòng công chứng.
Mục đích của việc thẩm định tài sản thế chấp cầm cố là đánh giá giá trị, loại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng xem có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thế chấp cầm cố hay không, giá trị tài sản tại thời điểm hiện tại và tương lai có đủ để đảm bảo cho khoản vay hay không và tài sản có khả năng phát mại không nếu rủi ro xảy ra.
Mặc dù Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn xem xét cho vay dựa trên cơ sở
chính là phương án kinh doanh nhưng việc đánh giá xác minh tài sản đảm bảo nợ
vay cho Ngân hàng tại thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng và việc cho vay bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro, kể cả các trường hợp phương án kinh doanh chắc chắn nhất. Khi xảy ra rủi ro, tài sản đảm bảo là biện pháp tốt nhất để hạn chế và khắc phục rủi ro.
Căn cứ vào khả năng về tài sản đảm bảo của từng khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh và uy tín của khách hàng, mức độ khả thi của phương án mà Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn và khách hàng thoả thuận về biện pháp và tài sản đảm bảo nợ vay cho phù hợp như: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba. Mức độ yêu cầu về giá trị tài sản, loại tài sản phụ thuộc vào mức độ rủi ro của việc cho vay và xếp hạng tín dụng của Ngân hàng đối với các Doanh nghiệp vay vốn, nếu mức độ rủi ro của phương án cao thì Techcombank Chi Nhánh Chợ
Lớn phải yêu cầu chặt chẽ về tài sản đảm bảo.
Một tài sản đảm bảo có thểđảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn nhưng phải đảm bảo tổng các nghĩa vụđược đảm bảo phải nhỏ hơn tỷ lệđược đảm bảo tối đa của tài sản đó. Khách hàng có thể thế chấp tài sản một lần
để vay vốn nhiều lần và ngược lại trong thời gian vay vốn khách hàng cũng có thể
thay đối tài sản đảm bảo nếu được Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn chấp thuận, việc thay đổi này phải trình lên cấp phê duyệt cấp cao ( Hội đồng tín dụng Hội Sở).
2.2.6.3 Quy định về tài sản đảm bảo:
Việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay bao gồm các khía cạnh sau:
Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản và quyền sở hữu (hoặc quyền sử
dụng đối với đất) của người cầm cố, thế chấp. Việc xác định nội dung này căn cứ
vào các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của người cầm cố, thế chấp, xác định người đồng sở hữu tài sản, xác định xem tài sản có tranh chấp, kiện tụng hay không. Đây là nội dung rất quan trọng, khi xem xét phải hết sức cẩn thận để tránh những rắc rối về sau.
Xác định loại tài sản, chất lượng tài sản, giá trị tài sản và khả năng phát mại tài sản nhằm đánh giá khả năng khi cần phát mại thì Techcombank Chi Nhánh Chợ
Lớn sẽ thu được bao nhiêu từ tài sản để bù đắp rủi ro. Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn không nhận thế chấp các loại đất khó bán (Đất nông nghiệp, Đất trồng cây lâu năm...) không nhận cầm cố các loại thiết bị, hàng hoá, vật tưứ đọng hoặc chất lượng thấp không có khả năng phát mãi.
Xác định phương thức quản lý tài sản đảm bảo cho phù hợp với đặc điểm của hàng hoá, khả năng quản lý của Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn và của khách hàng nhưng phải đảm bảo trong mọi trường hợp Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn
đều có thể giám sát được tài sản đảm bảo và tuyệt đối không cho phép khách hàng lợi dụng rút bớt, thay thế hoặc sử dụng tài sản vào các mục đích khác khi chưa được phép của Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn .
Thông thường đối với quyền sử dụng đất cùng tài sản trên đất và các tài sản có đăng ký quyền sở hữu như ôtô, tàu biển… thì giao lại cho người thế chấp tiếp tục quản lý và sử dụng bình thường dưới sự giám sát của Techcombank Chi Nhánh Chợ
Lớn. Đối với những tài sản khác không đăng ký quyền sở hữu thì Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn trực tiếp quản lý bằng cách nhập kho Techcombank Chợ Lớn, thuê
bên thứ ba giữ hộ hoặc đưa vào kho của khách hàng và niêm phong lại tuỳ theo loại tài sản và uy tín của khách hàng. Đối với các loại giấy tờ có giá thì phải tiến hành thủ tục phong toả tại cơ quản phát hành, quản lý không cho khách hàng rút và nhập kho của Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn.
CVQHKH có nhiệm vụ lập tờ trình định giá tài sản đảm bảo khoản vay của khách hàng, gửi đến phòng định giá của Techcombank Miền Nam, các chuyên viên phòng định giá sẻ tiến hành định giá theo giá thị trường và gửi kết quảđịnh giá cho CVQHKH, dựa trên kết quảđịnh giá CVQHKH trình trong tờ trình thẩm định và ấn
định mức cho vay tối đa bao nhiêu phần trăm tài sản đảm bảo của khách hàng. Danh mục tài sản đảm bảo tại Techcombank Chợ Lớn khá đa dạng như: bất động sản,
động sản, quyền đòi nợ, sổ tiết kiệm, hàng hóa,khoảng phải thu và một số giấy tờ có giá khác…Đối với bất động sản, xe ô tô được cho vay tối đa từ 50%-70%, giá trị định giá, đối với hàng hóa cầm cố trong kho, các giấy tờ có giá được cho vay tối đa 75% - 80% giá trị định giá. Ngoài việc lấy thông tin kết quả định giá TSĐB từ
Phòng định giá Techcombank Miền Nam, CVQHKH có thể tham chiếu kết quả định giá của môt số công ty chuyên định giá như: Saigon Land, VFS, WSC, Sacomreal…Các công ty định giá này phải nằm trong Top mười công ty định giá
được chọn lựa, theo quyết định của Tổng Giám Đốc Techcombank.
Bảng: 2.4 Cơ cấu Tài sản đảm bảo tại Techcombank Chợ Lớn đối với DNVVN STT Tên tài sản đảm bảo Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 01 Bất động sản 57,35 % 52,13 % 50,78 %