Phân tích tình hình doanh số thu nợ đối với DNVVN, Tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 72 - 75)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.2Phân tích tình hình doanh số thu nợ đối với DNVVN, Tại Ngân hàng

Phân tích doanh số thu nợ DNVVN theo thời hạn:

Bng 2.18: Doanh s thu nđối vi DNVVN phân theo gian

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ ngắn hạn 958,06 882,03 1.316,21 -76,03 -7,94 434,18 49,23 Doanh số thu nợ trung

hạn 404,39 379,55 457,27 -24,84 -6,14 77,72 20,48 Doanh số thu nợ dài

hạn 369,40 448,11 542,98 78,71 21,31 94,87 21,17

Tổng cộng 1.731,85 1.709,69 2316.46 -22,16 -1,28 606,77 35,49

(Nguồn phòng kinh doanh , bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn vào bảng số liệu, Ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các DNVVN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ DNVVN của Techcombank Chợ Lớn. Điều này phù hợp với đặc điểm vòng quay vốn lưu động của khách hàng vay và tỷ trọng những khoản vay ngắn hạn trong doanh số cho vay đối với DNVVN. Một vấn đề đáng chú ý là doanh số thu nợ DNVVN của Chi Nhánh trong năm 2008 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2007. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 giảm 7,94%, tương ứng với mức giảm doanh số thu nợ ngắn hạn là 76,03 tỷ đồng. Tương tự, doanh số thu nợ trung hạn và dài hạn cũng giảm khá cao, nguyên nhân của sự sụt giảm do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế như

lạm phát, khủng hoảng kinh tế… Nên các doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong việc thanh toán gốc và lãi vay cho ngân hàng, dẫn đến doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm đáng kể so với năm trước là hợp lý.

Năm 2009, doanh số thu nợ của Chi nhánh được cải thiện hơn trước, tổng doanh số thu nợ DNVVN năm 2009 đạt 2.316,46 tỷđồng, tăng so với cùng kỳ năm

2008 là 606,77 tỷđồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng thu nợ 35,49%. Qua đó Ta thấy Techcombank Chợ lớn có công tác quản lý và thu nợ tốt, bên cạnh đó những tháng đầu năm 2009, nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định và lạm phát có xu hướng giảm nên tình hình sản xuất kinh doanh của các DNVVN khả quan hơn, khả

năng chi trả ngân hàng cao, đẩy mạnh doanh số thu nợ của Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn.

Biu đồ 2.6: Doanh s thu n phân theo thi hn ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007 – 2009

Doanh số thu nợ DNVVN theo thành phần kinh tế: Bảng 2.19: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp quốc

doanh 54,03 71,64 97,99 17,60 32,58 26,35 36,78 Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 1.677,82 1.638,05 2.218,47 -39,76 -2,37 580,42 35,43

Tổng cộng 1.731,85 1.709,69 2.316,46 -22,16 -1,28 606,77 35,49

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy rõ tình hình thu nợ của chi nhánh đối với từng thành phần kinh tế là hợp lý với tình hình chung của nền kinh tế và doanh số

phát vay phân theo thành phần kinh tế. Việc giữ ổn định tỷ trọng từng khu vực doanh nghiệp theo quốc doanh và ngoài quốc doanh là cần thiết.

Mặc dù trong năm 2008 doanh số thu nợ ở các DNVVN ngoài quốc doanh giảm nhẹ so với năm 2007. Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 1.638,05 tỷ đồng giảm so với cùng kỳ năm trước là 39,76 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm là 2,37%, chứng tỏ rủi ro trước biến động tài chính ở tầm vĩ mô khá cao nhưng sang năm 2009, doanh số thu nợ DNVVN ngoài quốc doanh ổn định trở lại và doanh số thu nợ tăng đáng ghi nhận so với năm 2008 là 580,42 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ

tăng trưởng doanh số thu nợ là 35,43% so với năm 2008, thể hiện những tiềm năng về sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các DNVVN QD cũng là những khách hàng có mối quan hệ giao dịch tín dụng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Nhìn chung doanh số thu nợ các DNVVN quốc doanh khá ổn định, mức độ rủi ro tín dụng thấp hơn.

Biu đồ 2.7: Doanh s thu n theo thành phn kinh tế ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007-2007

Phân tích doanh số thu nợ đối với DNVVN theo cơ cấu nghành nghề: Bảng 2.20: Doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành nghề.

Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp -

thủy sản 351,05 302,27 361,60 -48,77 -13,89 59,33 19,63 CN - XD 727,90 632,24 885,35 -95,65 -13,14 253,11 40,03

Dịch vụ 652,91 775,17 1.069,51 122,27 18,73 294,34 37,97 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng 1.731,85 1.709,69 2.316,46 -22,16 -1,28 606,77 35,49

(Nguồn phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy với tốc độ phát triển của ngành dịch vụ thì việc thu nợ vay cũng trở nên dễ dàng hơn. Doanh số thu nợ nghành dịch vụđạt mức tăng trưởng cao qua các năm (năm 2008 tổng doanh số thu nợ ngành dịch vụ đạt 775,17 tỷđồng tăng so với năm 2007 khoảng 122,27 tỷđồng, tương ứng với tốc độ

tăng trưởng là 18,73%. Đáng ghi nhận hơn nữa trong năm 2009, doanh số thu nợ

ngành dịch vụ đạt 1.069,51 tỷ đồng, tăng đáng kể so với năm 2008 là 294,34 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tương ứng là 37,97%). Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là đặc trưng của nghành dịch vụ chi phí bỏ ra thấp hơn so với các ngành khác, vòng quay vốn nhanh, dễ dàng thu hồi vốn, nên lợi nhuận thu vể khá cao, dẫn

đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng nhanh chóng khi khoản vay đáo hạn nợ. Còn đối với ngành Công nghiệp – xây dựng thì việc thu hồi nợ năm 2008 mặc dù giảm sút 13,14% so với năm 2007 do những khó khăn từ thị trường bất động sản thì trong năm 2009 doanh số thu nợ trong ngành này đã nhanh chóng khôi phục trở lại (tăng 40,03 % so với năm 2008).

Riêng đối với ngành Nông, lâm nghiệp – thủy sản, năm 2008 do ảnh hưởng từ

nền kinh tế toàn cầu và những bất lợi về thời tiết như thiên tai, dịch bệnh, ngành thủy sản chưa được đầu tư đúng mức cộng với công nghệ sơ chế vẫn là nguyên nhân chính làm năng suất sản xuất giảm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng (giảm 13,89% so với năm 2007). Bên cạnh đó, việc một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sử dụng vốn không đúng mục đích kéo theo sự sụt giảm doanh số thu nợ của chi nhánh. Các khách hàng của chi nhánh trong ngành này chủ yếu là ởđồng bằng sông Cửu Long.

Mặc dù công tác thu nợ gặp khó khăn nhưng với việc thu hồi nợ có biến chuyển tích cực ở 3 ngành chính vào năm 2009 chứng tỏ Chi nhánh đã có những biện pháp kịp thời khắc phục, hỗ trợ doanh nghiệp theo từng ngành nghề.

Biu đồ 2.8: Doanh s thu n phân theo ngành ngh ca Techcombank Chi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Trang 72 - 75)