Các địa điểm khảo sát cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển phương pháp phổ alpha xác định hàm lượng ra và khảo sát sự phân bố, hành vi của nó trong môi trường biển (Trang 59 - 62)

1.3.2.1. Địa điểm Vĩnh Hải:

a. Vị trí địa lý:

Địa điểm Vĩnh Hải thuộc địa phận thơn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện

Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang khoảng 20 km về phía Tây,

cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 340 km, cĩ tọa độ địa lý: 11038’15”- 1039’47” Vĩ độ Bắc; 109010’00”- 109011’15” Kinh độ Đơng [3].

b. Điều kiện khí tượng:

Khí hậu ở đây mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới giĩ

mùa: nắng nĩng, nền nhiệt độ cao, bức xạ lớn. Tuy nhiên độ ẩm của khu vực

thấp, lượng bốc hơi cao, mùa mưa đến muộn, kết thúc sớm [3]. - Nhiệt độ:

Tại khu vực xã Vĩnh Hải, nhiệt độ khơng khí trung bình năm xấp xỉ

27,00C; nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối 39,50C; nhiệt độ tối thấp 14,50C.

- Mưa:

Lượng mưa ở Ninh Thuận thấp, thuộc loại thấp nhất nước (khoảng 750 mm/năm). Tuy nhiên, khu vực Vĩnh Hải cĩ lượng mưa trung bình năm xấp xỉ

1100 mm vì ở khu vực này cĩ sườn núi đĩn giĩ Đơng Bắc nên lượng mưa xảy ra

cĩ thể cao. Lượng mưa của mùa mưa chiếm khoảng 65-80% lượng mưa cả năm

[3].

- Giĩ:

Tỉnh Ninh Thuận chịu ảnh hưởng chủ yếu của 2 hệ giĩ mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và giĩ Tây Nam xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9.

Các tháng 4, 5, 10, 11 cĩ giĩ nhẹ xen kẽ với thành phần lặng giĩ kéo dài. Tốc độ

giĩ cực đại quan trắc được tại Phan Rang là 35m/s (ngày 9/12/1993) [3]. c. Đặc điểm thủy văn:

Mạng lưới suối phân bố theo hình chùm rễ cây, cĩ lợi cho sự tập trung lũ.

Khu vực thơn Thái An cĩ con suối nhỏ (lưu vực 17,9 km2, dài 5,12 km) chảy

và dịng suối chính chảy qua khu vực thơn Thái An hầu như khơ cạn hoàn tồn.

Khi cĩ mưa, lũ lớn, nước lũ ngập úng vùng phía Tây của tỉnh lộ 702 và tràn qua tỉnh lộ này và đổ ra biển. Mức độ ngập lụt khơng trầm trọng, thời gian duy trì mực nước lũ cao khơng lâu (thường chỉ từ 1-2 giờ).

Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cĩ một số hồ chứa nước ngọt được đưa vào xây dựng trên địa bàn huyện Ninh Hải như Sơng Trâu, Đơng Nha, Nước Ngọt, Đá Bàn, Ma Trai, cách thơn Thái An khoảng 3 km.

d. Điều kiện hải văn - Độ mặn nước biển:

Độ mặn nước biển các tháng trong năm khác nhau khơng nhiều. Độ mặn

cao nhất là vào tháng 3 ÷ 6, thấp nhất vào tháng 11 (Bảng 1.20).

Bảng 1.20. Độ mặn nước biển ở khu vực Vĩnh Hải [3]

Độ mặn nước biển, 0/00 Tầng đo (m) 0 5 10 20 30 40 Trung bình 33,08 33,08 33,10 33,24 33,44 33,68 Cực đại 33,12 33,10 33,16 33,24 33,44 33,68 Cực tiểu 33,05 33,06 33,08 33,24 33,44 33,68

1.3.2.2. Địa điểm Phước Dinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Vị trí địa lý:

Địa điểm Phước Dinh thuộc địa phận thơn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh,

huyện Ninh Phước (nay là huyện Thuận Nam), tỉnh Ninh Thuận, cĩ tọa độ địa

lý: 11025’54” - 11027’17” Vĩ độ Bắc; 108059’43” – 109001’00” Kinh độ Đơng

[3].

Cách thị xã Phan Rang 20 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km.

b. Điều kiện khí tượng:

Do địa điểm Phước Dinh chỉ cách địa điểm Vĩnh Hải khoảng 30 km nên nhìn chung các điều kiện khí tượng, thủy văn của Phước Dinh đều tương tự như

- Nhiệt độ:

Tại khu vực xã Phước Dinh, nhiệt độ khơng khí trung bình năm khoảng

26,5 ÷ 27,0 0C; nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối xấp xỉ 400C; nhiệt độ tối

thấp bằng 150C [3].

- Mưa:

Huyện Ninh Phước, nơi cĩ địa điểm Phước Dinh nằm trong vùng cĩ khí hậu khơ hạn nhất nước. Lượng mưa trung bình năm xấp xỉ hoặc thấp hơn 800

mm [3].

c. Điều kiện thủy văn:

Tại khu vực thơn Vĩnh Trường, ở phía Nam và phía Bắc thơn cĩ 2 con

suối nhỏ khống chế ở 2 đầu. Con suối phía Bắc nhỏ hơn con suối phía Nam thơn

(Suối phía Nam thơn được gọi là suối Dốc Đổ cĩ lưu vực 5,65 km2, dài 5,42 km). Do thảm thực vật ở đây hết sức nghèo nàn nên vào mùa khơ, dịng suối chỉ cĩ lưu lượng nước khoảng 0,03 m3/s. Vào mùa lũ, mực nước đỉnh lũ lớn nhất

cũng khơng làm ngập làng, nước lũ bị khống chế bởi 2 quả đồi, nên buộc phải đổ

thẳng ra biển. Qua điều tra thực tế, từ xưa đến nay làng này chưa bao giờ bị ngập

lụt nặng, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân [3].

d. Điều kiện hải văn:

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển phương pháp phổ alpha xác định hàm lượng ra và khảo sát sự phân bố, hành vi của nó trong môi trường biển (Trang 59 - 62)