A.Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng:
1.Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi là:
A. Hồ Chí Minh C. Lê Duẩn
B. Trường Chinh D. Phạm Văn Đồng
2. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập vào:
A. Ngày 11/3/1951 C.Ngày 03/3/1951
B. Ngày 13/3/1951 D. Ngày 21/3/1951
3. Người viết “ Cương lĩnh đầu tiên” của Đảng cộng Sản Việt Nam là:
A. Trần Phú C. Nguyễn Văn Cừ
B. Nguyễn Ái Quốc D. Ngô Gia Tự
4. Cách mạng tháng tám diễn ra trong thời gian:
A. 1 tháng C. 2 tháng
B. 20 ngày D. 15 ngày
5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng được tiến hành ở đâu?. Vào thời gian nào?
A. Điện Biên Phủ - 1954 C.Tuyên Quang - 1951 B. Bến Tre - 1960 D. Bắc Sơn - 1940 6. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào thời gian nào?
A. 19/12/1946 B. 23/11/1940
B. 23/9/1945 D.19/12/1945
Câu 2: Hãy điền các sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian sau sao cho đúng:
Thời gian Sự kiện
T12/1920 03/02/1930 02/9/1945 07/5/1954
Phần II: Tự luận
1. Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
2. Trình bày ngắn gọn diễn biến, kết qủa chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
B.
Đáp án – Thang điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
1 2 3 4 5 6
Đáp án B A B D C A
Câu 2: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Thời gian Sự kiện
T12/1920 Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế 3, tham gia sáng lập ĐCS Pháp 03/02/1930 Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam – Hương Cảng – Trung Quốc
02/9/1945 HCM đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 07/5/1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3,5 điểm )
* Trước Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946: Ta chủ trương nhân nhượng hoà hoãn với quân T]ưởng ở miền Bắc, tập trung đánh Pháp ở miền Nam (1,75 điểm)
- Đối với quân Tưởng ở miền Bắc:
+ Chia cho chúng 70 ghế trong QH không qua bầu cử... + Nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế
- Đối với quân Pháp ở miền Nam:
+ Phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến
+ Chuẩn bị đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh của Pháp
* Từ ngày 06/3/1946, ta chủ trương hoà Pháp để gạt Tưởng về nước (1,75 điểm) - Đàm phán kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946
- Nội dung Hiệp Định:... Câu 2: (2,5 điểm )
* Nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ: (1,5 điểm) + Tôn trọng quyền cơ bản Đông Dương + Ngừng bắn, lập lại hoà bình ĐD + Thực hiện tập kết, di chuyển quân đội
+ Việt nam thống nhất bằng Tổng tuyển cử T7/1956
* Ý nghĩa. (1,0 điểm).
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
- Là văn bản pháp lí quốc tên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang cách mạng XHCN.
IV. Củng cố bài:
Thu bài + Nhận xét giờ làm bài
V. Hướng dẫn học tập:
Đọc, soạn Bài 28. Xây dựng CNXH….miền Nma (1954 -1965)
Ngày soạn: ………. Ngày dạy: ……….
Tiết 38
Chương VI. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
BÀI 28. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965) QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:Giúp học sinh hiểu:
- Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ - ne - vơ (7/1954), nguyên nhân của việc đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền.
- Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và kết quả đạt được trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với CNXH, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam
3. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
B. Phương tiện dạy - học
Tranh ảnh có liên quan đến bài học
C. Tiến trình dạy học
I. Tổ chức lớpII. Kiểm tra II. Kiểm tra
Nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
III. Dạy học bài mới
Hoạt động1.
Sau Hiệp đinh Giơ-ne-vơ tình hình nước ta như thế nào?
(Đất nước bị chia cắt làm 2 miền) GV. Giới thiệu H.57 (SGK trang 128)
Em hiểu như thế nào là thuộc địa kiểu mới?
GV. Nhiệm vụ cách mạng 2 miền
I.Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ - ne - vơ 1954 về Đông Dương
- Miền Bắc:
+ Ngày 10/10/1954, Pháp rút khỏi Hà Nội + Tháng 5/1955 Pháp rút khỏi Miền Bắc.
→ Miền Bắc giải phóng → xây dựng CNXH
- Miền Nam:
+ Mĩ âm mưu biến mNam → thuộc địa kiểu mới + Dựng chính quyền tai sai Ngô Đình Diệm
→ Tiến hành chống Mĩ
Hoạt động 2.
Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Bắc tiếp tục tiến hành mới đợt cải cách ruộng đất? Kết quả?
HS. Đọc phần chữ nhỏ (130 SGK)
Nêu và nhận xét về những hạn chế trong cải cách ruộng đất?
(đấu tố người có công cách mạng,...sai lầm nghiêm trọng…)
Ý nghĩa của cải cách ruộng đất?
II.Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960) 1.Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Từ 1953 -1956, thực hiện 5 đợt cải cách ruộng đất - Kết quả:
+ Thực hiện được khẩu hiệu:“Người cày có ruộng” + Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ
⇒ Nông thôn mBắc thay đổi căn bản, khối công nông liên minh được củng cố
Hoạt động 3.
Trong công cuộc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh ta đã thu được những thành tựu gì?
( Nông nghiệp: diện tích mở rộng, hthống thuỷ lợi được phục.hồi,1957, sản lượng vượt mức chiến tranh ;…)
Những thành tựu trên có ý nghĩa gì?
(Giảm bớt khó khăn, đời sống nhân dân được cải thiện tạo tiền đề cải tạo XHCN an ninh quốc phòng được giữ vững).
2.Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
* Nông nghiệp:
+ Diện tích mở rộng, hthống thuỷ lợi được phục.hồi + Năm 1957, sản lượng vượt mức chiến tranh
* Công nghiệp:
+ Mở rộng, xây mới các cơ sở công nghiệp + Cuối1957, có:97 nhà máy Nhà nước
* Thủ công nghiệp:
+ Đáp ứng được tiêu dùng
+ Cuối1957, số lượng thợ tcông tăng gấp 2 (1939)
* Thương nghiệp:
+ Hệ thống mậu dịch và HTX mở rộng + Cuối1957 có quan hệ với 27 nước
* Giao thông vận tải:
Khôi phục, xây dựng và mở rộng nhiều tuyến đường, bến cảng.
Hoạt động 4.
Trong thời kỳ cải tạo XHCN miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì?
(xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy
3.Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa
* Cải tạo quan hệ sản xuất
- Từ 1958 -1960: cải tạo QHSX theo định hướng
sản xuất phát triển)
Trong cải tạo XHCN ta còn mắc những sai lầm gì?Nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm?
(Chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn)
Trong phát triển kinh tế văn hoá ta thu được kết quả gì? Ý nghĩa?
XHCN đối với các thành phần kinh tế
- Kết qủa: xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển
* Phát triển kinh tế, văn hoá:
- Kinh tế: Xây dựng thêm nhiều nhà máy xí nghiệp → Cuối 1960: 172 xí nghiệp quốc doanh, 500 xí nghiệp địa phương.
- VHGD: Cuối 1960, thanh toán nạn mù chữ, giáo dục phổ thông hoàn chỉnh
- Cơ sở y tế: tăng 11 lần so với 1955
IV. Củng cố bài:
Nêu quá trình thực hiện và kết quả cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến năm 1956?
V. Hướng dẫn học tập:
+ Học bài cũ theo câu hỏi SGK
+ Đọc, soạn tiếp Bài 28. Xây dựng CNXH….(1954 -1965)
Ngày soạn: ………. Ngày dạy: ……….
Tiết 39
BÀI 28. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965) (tiếp) QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965) (tiếp)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:Giúp học sinh hiểu:
- Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ Diệm. Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.
- Nội dung, ý nghĩa Đại hội Đảng toàn quốc lần III
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với CNXH, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam
3. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
B. Phương tiện dạy - học
Lược đồ phong trào đồng khởi (1959 -1960)
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớpII. Kiểm tra II. Kiểm tra
Thành tựu của miền Bắc đạt được trong những năm 1954 -1960
III. Dạy học bài mới
CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954-1960)
Hoạt động1.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng miền Nam?
(Đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm)
Phong trào đtranh chống Mĩ -Diệm của ndân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đã diễn ra như thế nào?
(Mở đầu “phong trào hoà bình” ở Sài Gòn -Chợ Lớn (8/1954), năm 1958- 1959...)
Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh thời kỳ này? Ý nghĩa lịch sử của phong trào?
1.Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)
* Nhiệm vụ: chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp → đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm.
* Phong trào đấu tranh:
- Mở đầu “phong trào hoà bình” ở Sài Gòn -Chợ Lớn (8/1954)
- T 11/ 1954, phong trào dâng cao → Huế, đà Nẵng,..lôi cuốn hàng triệu người tham gia
- Năm 1958- 1959: phong trào chống khủng bố, đàn áp → hình thức, mục tiêu đấu tranh có sự thay đổi
Hoạt động2.
Phong trào Đồng khởi nổ ra trong hoàn cảnh nào?
(Mĩ -Diệm tăng cường khủng bố, mâu thuẫn chống đối trong hàng ngũ địch lên cao,…)
Ý nghĩa lsử của Nghị quyết TƯ Đảng 15?
(ngọn lửa dẫn đường cho phong trào đấu tranh)
Có ánh sách của Đảng phong trào nổi dậy của quần chúng đã diễn ra như thế nào?
GV.Đồng khởi: Đồng loạt khởi nghĩa. Sử dụng LĐ lược thuật diễn biến của phong tràáoH. Xác định các địa danh diễn ra các phong trào đấu tranh
Em có nhận xét gì về phong trào Đồng khởi ở miền Nam 1959 -1960?
(quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt,…) GV. Giới thiệu H.61 (SGK trang 135)
Phong trào đã thu được kết quả, ý nghĩa như thế nào?
(Phá vỡ từng mảng chính quyền địch, UBND tự quản, lực lưỡng vũ trang ra đời;…)
2. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960
* Hoàn cảnh:
- 1957 -1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp→ chống đối chính quyền Diệm
- Nội bộ chính quyền Diệm mâu thuẫn
⇒ Đầu 1959, Hội nghị TƯ Đảng 15 chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền
* Diễn biến:
- Mở đầu là khởi nghĩa từng phần ở một số địa phương:Vĩnh Thanh, ...
- Phong trào lan khắp miền Nam → cao trào với “Đồng khởi” Bến Tre
- Ngày 17/01/1960 nhân dân Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (Mỏ Cày) đồng loạt nổi dậy - Từ Mỏ Cày, phong trào → khắp tỉnh Bến Tre → Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
* Kết quả:
- Phá vỡ từng mảng chính quyền địch - UBND tự quản, lực lưỡng vũ trang ra đời
* Ý nghĩa:
- Giáng đòn nặng nề vào c/s thực dân của Mĩ, lung lay tận gốc chính quyền Diệm
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam
- Từ phong trào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960)