V.T.ẸC (O138, O139, O141)

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn escherichia coli gây bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh phú thọ và thử nghiệm điều trị (Trang 31 - 39)

(O138, O139, O141)

Nội độc tố Ngoại độc tố (SLT-IIv) Yếu tố kết dính (F107) Sốc nội độc tố Không có tác dụng độc tố đ−ờng ruột Bệnh tích nội mạc mao mạch Xuất huyết Tăng tính thấm mạch máu

Ẹ coli nhân lên ở ruột

Thủy thũng n;o

Triệu chứng thần kinh Thủy thũng ngoại

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 26

trong hàm d−ới, ngực, bụng hay vùng âm hộ, có thể thấy đ−ợc xuất huyết trên dạ Lợn th−ờng kêu khàn giọng do s−ng phù thanh quản. Khó thở là triệu chứng nổi bật của lợn sắp chết.

Thân nhiệt của lợn nhiễm bệnh th−ờng ở mức bình th−ờng khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, đôi khi có sốt nhẹ trong thời kỳ đầu của bệnh (Timoney, 1950) [96]. Triệu chứng tiêu chảy có thể xảy ra tr−ớc các dấu hiệu s−ng phù đầu 1- 2 ngày (Smith và cs. 1968) [91]. Các dấu hiệu sốc nội độc tố làm phức tạp về triệu chứng lâm sàng. Trong những tr−ờng hợp nh− vậy các chủng Ẹ coli th−ờng có khả năng sản sinh độc tố đ−ờng ruột.

1.2.2.5. Bệnh tích

- Bệnh tích đại thể

Biến đổi bệnh tích bên ngoài xác lợn chết không có biểu hiện rõ ràng. Chỉ có biểu hiện đỏ các vùng da nh− ở vùng bụng, ngực. Bệnh phù đầu là bệnh về hệ tuần hoàn, thần kinh, bệnh tích thể hiện bên ngoài ở những vị trí đặc biệt và có khác nhau ở từng con vật bệnh.

Lớp d−ới niêm mạc dạ dày lợn bệnh s−ng phù ở các mức độ phù khác nhau, độ dày có thể đến 2cm hoặc lớn hơn. Dịch phù th−ờng là gelatin của huyết thanh ng−ng tụ, đôi khi có lẫn máụ Nếu nghiêm trọng, s−ng phù có thể mở rộng vào đến đáy của lớp d−ới niêm mạc. S−ng phù ở lớp d−ới niêm mạc dạ dày có thể kiểm tra qua mổ khám thanh mạc, t−ơng mạc đ−ờng cong lớn.

Cần phân biệt triệu chứng s−ng phù này với bệnh chứng viêm phù nề đi kèm với viêm loét cấp tính vùng thực quản tâm vị. Các vết loét này th−ờng xuất hiện ở vùng ven thực quản tâm vị ở cả 2 bên, còn bệnh s−ng phù đi kèm theo là ở d−ới niêm mạc quanh hạch tâm vị.

S−ng phù túi mật đôi khi có biểu hiện, là dấu hiệu tác động của nội độc tố. Màng treo kết tràng là nơi xuất hiện bệnh tích th−ờng xuyên của bệnh s−ng

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 27

phù, đôi khi một đoạn ruột non hay trực tràng có biểu hiện s−ng phù lớp d−ới niêm mạc (Shanks, 1938) [89]. Các tr−ờng hợp gây bệnh thực nghiệm, lớp d−ới niêm mạc của manh tràng cũng th−ờng xuất hiện s−ng phù (Nielson, 1986) [76]. Xoang bụng, xoang ngực còn thấy sợi huyết và huyết thanh. Các hạch ở màng treo ruột và kết tràng có mức độ biến đổi bệnh tích khác nhau, từ bình th−ờng cho đến s−ng, s−ng phù và xung huyết.

Dạ dày lợn bệnh chứa đầy thức ăn nh−ng ruột non t−ơng đối trống, chất chứa giảm đến mức thấp. Theo Smith và cs. (1968) [91], lợn bị nhiễm ED có thể ăn rất ít vào khoảng 48 giờ tr−ớc khi chết, nh−ng khi mổ khám thức ăn lại chứa đầy trong dạ dàỵ Xoang màng phổi và xoang bao tim chứa nhiều dịch, s−ng phù ở mức độ khác nhau trên hai lá phổi; th−ợng tâm vị và màng trong tim có sợi firbin và các điểm xuất huyết ở (Timoney và cs. 1980) [97]. Khi các chủng Ẹ coli có khả năng tạo ra độc tố đ−ờng ruột sẽ gia tăng hiện t−ợng tiêu chảỵ Trong tr−ờng hợp nh− vậy, xuất hiện xung huyết niêm mạc dạ dày, xuất huyết kết hợp với triệu chứng huyết khối mao mạch, làm s−ng hạch bạch huyết màng treo ruột, xung huyết niêm mạc ruột, tích máu ở nội tạng, xung huyết từng vết đốm, xung huyết niêm mạc ruột nghiêm trọng và phù túi mật.

Bệnh tích ở mạch máu xuất hiện vào ngày thứ hai sau khi cảm nhiễm, với sự s−ng phồng lên của tế bào nội mô (endothelial cell), có nhiều fibrin ở lớp d−ới nội mô (sub-endothelial), thủy thũng quanh mạch, hình thành những sợi huyết t−ơng rất nhỏ (microthrombus), hoại tử ở lớp áo giữa (tunicamedia) và tăng sinh những tế bào nội mô, có thể có hủy hoại thần kinh (plexuse) ở lớp d−ới niêm mạc. Sự phá hủy mạch máu ở thần kinh trung −ơng gây triệu chứng thần kinh.

- Bệnh tích vi thể

Sự tổn th−ơng vi mô quan trọng nhất là thể hiện mạch máu thoái hóa ảnh h−ởng đến động mạch nhỏ (Kurtz và cs. 1969) [59]. Tổn th−ơng có thể

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 28

xảy ra ở nhiều cơ quan và mô, đặc biệt là mạng l−ới động mạch phân bố ở màng treo kết tràng, xung quanh những hạch bạch huyết kết tràng (Tzipori và cs. 1989) [98]. Tổn th−ơng đầu tiên là hoại tử các tế bào cơ trơn ở lớp giữa, thể hiện bởi hiện t−ợng kết đặc nhân hoặc vỡ nhân làm thay đổi tính chất ở các thành phần tế bào chất. Một số mạch máu có sự thấm xuất fibrin. Tổn th−ơng mạch máu khó phát hiện ở các tr−ờng hợp cấp tính, nh−ng ở những con lợn sống sót các tổn th−ơng này khá rõ ràng (Kausche, 1992) [55]. Bệnh tích ở mạch máu, n;o tuỷ của lợn nh− triệu chứng bệnh học lâm sàng (Harel và cs. 1991) [50].

ở lợn đ; hồi phục hoặc sống sót sau vài ngày bị bệnh, có các dấu hiệu về nhũn n;o ở cuống n;o, tổn th−ơng ở động mạch nhỏ và tiểu động mạch (Kurtz và cs. 1969) [59]. Những dấu hiệu này là kết quả của tổn th−ơng mạch máu dẫn đến phù và thiếu máu cục bộ.

1.2.2.6. Chẩn đoán

Việc chẩn đoán dựa vào dịch tễ học, hiện t−ợng chết đột ngột và các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Bệnh th−ờng xảy ra ở lợn từ 1- 2 tuần sau cai sữạ ở lợn còn sống, chẩn đoán quan trọng nhất là sự mất điều hoà từng phần hoặc có dáng đi lảo đảo, phù d−ới da từ hốc mắt đến x−ơng trán.

Chẩn đoán vi khuẩn học: Phân lập vi khuẩn từ chất chứa ruột non, ruột già, hạch ruột. Trên các môi tr−ờng nuôi cấy phát hiện các Ẹ coli gây dung huyết. Điều quan trọng là phải định typ Ẹ coli, vì có những Ẹ coli dung huyết không có khả năng gây bệnh đ−ợc tìm thấy rất nhiều trong đ−ờng ruột lợn (Smith, 1963a) [90]. Các typ vi khuẩn Ẹ coli phân lập phổ biến là: O138: K81 và O141: K85.

Bệnh phù đầu ở mức cấp tính hoặc m;n tính đ−ợc chẩn đoán dựa trên biểu hiện động mạch và những th−ơng tổn ở n;ọ Bệnh có thể khó chẩn đoán hơn, nếu kết hợp với các triệu chứng tiêu chảy nghiêm trọng ở thời kỳ cai sữa,

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 29

con vật chết với các triệu chứng bệnh tích và sốc nội độc tố. Khi lợn biểu hiện những triệu chứng thần kinh cũng có thể liên quan đến bệnh viêm n;o do virus viêm màng n;o, do vi khuẩn và mất n−ớc. Cần kiểm tra tổ chức học niêm mạc ruột non, xem các nhung mao có bị teo hay không.

1.2.2.7. Đặc điểm miễn dịch

- Miễn dịch thụ động

Bệnh phù đầu trên lợn có thể phòng bệnh bằng việc sử dụng những kháng thể đ−ợc tạo ra từ các yếu tố bám dính hoặc độc tố. Lợn đ−ợc cung cấp kháng thể tạo ra từ sự gây nhiễm yếu tố bám dính F18có thể đ−ợc bảo hộ khỏi bệnh này (Nollet và cs. 1999) [77]. Kháng thể thu đ−ợc từ việc gây miễn dịch bằng độc tố VT2e có thể bảo vệ lợn khỏi tác động của độc tố Vero với liều LD50 tiêm tĩnh mạch (Johansen và cs. 1997) [53]. Miễn dịch thụ động này phụ thuộc vào liều l−ợng kháng thể đ−ợc tiêm cho lợn (Matise và cs. 2001) [64]. Việc bảo vệ lợn bằng miễn dịch thụ động còn có thể thực hiện bằng cách sử dụng những chủng vi khuẩn tái tổ hợp có khả năng tổng hợp các yếu tố tiếp nhận đặc hiệu đối với độc tố Verọ Những chủng vi khuẩn tái tổ hợp sẽ trung hoà độc tố Vero, khi độc tố đ−ợc sản sinh ra (Paton và cs. 2001) [82].

- Miễn dịch chủ động

Ng−ời ta có thể sử dụng độc tố Vero bất hoạt để chế vacxin tạo kháng thể để chống lại bệnh. Tuy nhiên có thể gây nên các hiệu ứng phụ, cũng ảnh h−ởng đến tăng tr−ởng và bệnh tích ở thể phi lâm sàng của những lợn đ−ợc tiêm vacxin (Gordon và cs. 1992) [45]. Một số nhà nghiên cứu khác, đ; tìm cách gây đột biến trên gen quy định việc tổng hợp độc tố Vero để tạo nên những chủng vi khuẩn tái tổ hợp, có thể sản sinh độc tố Vero, nh−ng độc tố đó lại không có tính chất độc hoặc rất ít độc. Loại độc tố tạo ra theo ph−ơng pháp này, cũng tạo đ−ợc trên động vật thí nghiệm một sự đáp ứng miễn dịch nhất định (Bosworth và cs. 1996) [28].

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 30

Để chống lại bệnh phù đầu do Ẹ coli gây ra, có thể sử dụng các vi khuẩn sống có mang yếu tố bám dính F18, nh−ng không có khả năng gây bệnh. Những vi khuẩn sẽ đ−ợc sử dụng nh− là một vacxin cho uống qua đ−ờng miệng (Alexander và cs. 1995) [25]. Nh−ng hiệu quả phòng bệnh cũng không cao do việc tổng hợp yếu tố bám dính F18 trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo th−ờng không tốt và tồn tại nhiều kiểu yếu tố bám dính F18 khác nhau nh−: F18ab, F18ac...Những yếu tố có thể gây ng−ng kết chéo nh−ng lại không tạo đ−ợc hiệu quả miễn dịch chéọ Ngoài ra còn có những khó khăn nh− làm cách nào có thể cung cấp cho tất cả lợn một l−ợng vi khuẩn vừa đủ, nhanh chóng, dễ dàng.

1.2.2.8. Phòng và điều trị

- Phòng bệnh

Để phòng bệnh phù đầu có hiệu quả, cần thực hiện hệ thống biện pháp tổng hợp với ph−ơng châm tăng c−ờng khả năng miễn dịch của lợn con và giảm đến mức thấp nhất khả năng tiếp xúc với vi khuẩn.

Ngoài ra, phòng bệnh phù đầu phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc. Chăm sóc tốt là hạn chế khả năng xâm nhập ban đầu của các chủng Ẹ coli

gây bệnh vào trong đàn. ở những nơi đ; có mầm bệnh, trong thời gian lợn cai sữa phải đ−ợc chăm sóc cẩn thận để giảm khả năng tạo điều kiện cho Ẹ coli

gây bệnh, giảm mức độ phát triển cao trong ruột về mặt lâm sàng. Phải bắt đầu tập ăn thức ăn bổ sung sớm cho lợn con tr−ớc khi cai sữa để tạo khả năng thích nghi cao nhất về mặt sinh lý với thức ăn đặc. Hạn chế l−ợng thức ăn đạm quá cao, tăng khẩu phần có hàm l−ợng chất xơ để ngăn chặn hữu hiệu sự phát triển của bệnh và tiêu chảy trong thời gian cai sữa (Montagne và cs. 2004) [67]. L−ợng thức ăn hấp thu vào phải đ−ợc giới hạn ở thời điểm cai sữa và tăng dần lên đến mức bình th−ờng trong vòng 2- 3 tuần. Ngoài ra, giá trị dinh d−ỡng của thức ăn có thể giảm đi bằng cách tăng hàm l−ợng xơ lên đến 15-

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 31

20%, giảm hàm l−ợng protein thô và năng l−ợng dễ tiêu hóa xuống còn một nửa giá trị bình th−ờng (Bertschinger, 1999) [27]. L−ợng thức ăn hạn chế hoặc hàm l−ợng xơ cao có tác dụng làm giảm mật độ Ẹ coli trong ruột. Phải giảm thiểu các yếu tố stress tác động từ môi tr−ờng và việc chăm sóc lợn con cai sữa nh−: sự trộn lẫn không cần thiết các lứa đẻ, làm mát, chuyển chuồng v..v...

Lợn con nhận kháng thể bảo vệ từ sữa đầu trong thời gian ch−a có khả năng sản sinh kháng thể. Sự thiếu hụt về dinh d−ỡng do thức ăn không cung cấp đủ hoặc sự thiếu cân bằng trong thành phần dinh d−ỡng của mẹ, đều ảnh h−ởng đến hàm l−ợng kháng thể trong sữa (Fairbrother, 1992) [36]. Nh− mức vitamin E trong thức ăn thấp thì chỉ số tiêu chảy tăng cao (Ken và cs. 2003) [56].

Bệnh phù đầu do Ẹ coli có khả năng sản sinh độc tố đ−ờng ruột và gây dung huyết, gây chết và giảm khả năng phát triển của lợn mới cai sữa (Parry và cs. 1978) [81]. Do khả năng kháng kháng sinh cao nên hiệu quả điều trị rất hạn chế. Nhiều tác giả đ; nghiên cứu sản xuất loại vacxin chuồng (Autovacxin) vừa an toàn vừa có hiệu quả phòng bệnh caọ Theo Mazura và cs. (1982) [65], tiêm vacxin cho lợn ở diện hẹp đ; làm giảm tỷ lệ tiêu chảy từ 20,45% xuống 4,21% và giảm tỷ lệ chết từ 4,3% xuống 0,7%. Nếu tiêm vacxin đại trà, hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng mắc bệnh, mức độ ô nhiễm của từng trại, thấp nhất là giảm từ 2,4% xuống còn 1,2% và cao từ 21,5% xuống 3,5% so với tổng đàn. Từ đó, tác giả đ; kết luận phòng bệnh Ẹ coli cho lợn con tr−ớc và sau cai sữa là tiêm phòng bằng vacxin.

- Điều trị:

Mục đích ban đầu của điều trị là phải giảm số l−ợng vi khuẩn Ẹ coli

gây bệnh trong ruột, nh−ng đối với lợn có triệu chứng lâm sàng thì biện pháp này là quá muộn. Đối với những cá thể đang ủ bệnh hoặc chứa Ẹ coli gây bệnh đang tiềm ẩn, có thể làm giảm thiểu số l−ợng Ẹ coli trong ruột bằng kháng sinh.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 32

ở lợn đ; có biểu hiện bệnh phù đầu, phải làm giảm bớt các th−ơng tổn mạch máu, phải giảm áp lực của máu tránh gây nên s−ng phù n;ọ Hạn chế l−ợng thức ăn đạm và tăng thêm chất xơ vào trong khẩu phần cho lợn có tác dụng tốt trong điều trị. Có thể trộn kháng sinh vào trong thức ăn, nh−ng phải biết tính mẫn cảm của loại kháng sinh đó nhằm tránh hiện t−ợng quen thuốc Những h−ớng trị liệu nhằm tăng tỷ lệ nhu động, tốc độ vận chuyển của thức ăn qua ruột non và giảm những căng thẳng do môi tr−ờng bên ngoài là vấn đề rất quan trọng.

Sử dụng các loại thuốc tẩy ruột để làm tăng tính nhu động hay tác động tẩy rửa và qua đó làm giảm mật độ của Ẹ coli gây bệnh đ−ờng ruột.

Điều trị chỉ có hiệu quả khi ch−a có nhiễm độc máụ Do sự phát triển quá nhanh của bệnh, nên các biện pháp điều trị th−ờng kém hiệu quả. Sử dụng kháng sinh với mục đích làm giảm l−ợng Ẹ coli ở ruột có nguy cơ gây sốc nội tố đ−ờng ruột do sự phá hủy l−ợng lớn vi khuẩn. Nh− vậy, việc điều trị phải h−ớng tới các mục đích: Giảm thiểu số l−ợng vi khuẩn, chống phù nề do độc tố, tránh gây sốc bởi nội độc tố khi vi khuẩn bị tiêu diệt.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 33

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn escherichia coli gây bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh phú thọ và thử nghiệm điều trị (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)