Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù đầu theo ph−ơng thức chăn nuôị

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn escherichia coli gây bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh phú thọ và thử nghiệm điều trị (Trang 60 - 63)

Ch−ơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.4. Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù đầu theo ph−ơng thức chăn nuôị

Ph−ơng thức chăn nuôi phản ánh thực tế phát triển ngành chăn nuôi của mỗi địa ph−ơng. Điều này thể hiện ở mức độ đầu t−, trình độ kỹ thuật trong sử dụng và chế biến thức ăn, trong việc thực hiện các quy trình vệ sinh, chăm sóc

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 55

nuôi d−ỡng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đ; tiến hành điều tra, đánh giá tỷ lệ mắc và chết do bệnh phù đầu ở 3 ph−ơng thức chăn nuôi: Công nghiệp, bán công nghiệp và truyền thống. Kết quả điều tra thu đ−ợc đ−ợc trình bày ở bảng 3. 4.

Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù đầu theo ph−ơng thức chăn nuôi

Tỷ lệ lợn mắc Tỷ lệ lợn chết Ph−ơng thức chăn nuôi Tổng số lợn điều tra (con) Số l−ợng (con) Tỷ lệ (%) Số l−ợng (con) Tỷ lệ (%) Truyền thống 24331 1897 7,80 944 49,76 Bán công nghiệp 25027 1569 6,27 647 41,24 Công nghiệp 4822 213 4,42 81 38,03 Tổng hợp: 54180 3679 6,79 1672 45,45

Kết quả bảng 3.4 cho thấy:

Tỷ lệ mắc bệnh ở ph−ơng thức chăn nuôi truyền thống chiếm tỷ lệ cao nhất (7,80 %) và thấp nhất là ở ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp (4,42 %). Đồng thời, tỷ lệ chết cũng cao nhất ở ph−ơng thức chăn nuôi truyền thống (49,76 %) và thấp nhất ở ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp (38,03 %). Kết quả trên cũng cho thấy rằng, tỷ lệ mắc ở ph−ơng thức chăn nuôi truyền thống cao gấp 1,8 lần và tỷ lệ chết cao gấp 1,3 lần so với ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp.

Điều này có thể đ−ợc giải thích là do trong ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp có sử dụng thức ăn tổng hợp, đ−ợc chế biến sẵn, th−ờng có đầy đủ dinh d−ỡng và phù hợp với từng lứa tuổi, từng loại lợn; các điều kiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi d−ỡng đ−ợc đảm bảo đúng yêu cầu quy trình kỹ thuật thú y; việc

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 56

phòng chống bệnh đ−ợc chủ động. Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Quang Tuyên (2006) [23] về bệnh phù đầu ở lợn con theo ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp cho biết, tỷ lệ mắc bệnh phù đầu là 2,4 %. Thực tế tại tỉnh Phú Thọ, trong các trại chăn nuôi công nghiệp, việc áp dụng ch−ơng trình phòng bệnh đ−ợc thực hiện khá tốt. Do đó, bệnh phù đầu xảy ra đối với ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp có tỷ lệ thấp hơn các ph−ơng thức chăn nuôi khác. Tuy nhiên, so với kết quả của Trịnh Quang Tuyên thì tỷ lệ mắc trong chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cao hơn.

Biểu ủồ 3.4 : So sỏnh tỷ lệ mắc và chết theo hỡnh thức chăn nuụi 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0

Truyền thống Bỏn cụng nghiệp Cụng nghiệp

T ỷ l ệ ( % ) Tỷ lệ mắc Tỷ lệ chết

Biểu đồ so sánh tỷ lệ mắc và chết theo hình thức chăn nuôi cho thấy tỷ lệ mắc ở ph−ơng thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ cao hơn so với ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp. Sử dụng thuật toán so sánh cũng cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ mắc ở các ph−ơng thức chăn nuôi (P ≤0,001).

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ... 57

Qua thực tế chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chúng tôi thấy, chăn nuôi truyền thống sử dụng nhiều loại thức ăn tận dụng, không hợp vệ sinh Các loại thức ăn đ−ợc sử dụng gồm chủ yếu là thức ăn tận dụng, phụ phẩm nông nghiệp, thành phần dinh d−ỡng không cân đối, lúc thừa, lúc thiếụ Ngoài ra, trong chăn nuôi truyền thống, hầu nh− không có sự đầu t− hay thực hiện các quy trình vệ sinh, chăm sóc. Đây là một trong các nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở ph−ơng thức chăn nuôi truyền thống.

Chăn nuôi bán công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng th−ờng sử dụng nhiều loại thức ăn. Do tự phối chế nên cũng khó đầy đủ và ổn định về thành phần dinh d−ỡng. Việc sử dụng loại thức ăn nào đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, vào từng thời điểm, từng giai đoạn. Các loại thức ăn đ−ợc sử dụng gồm: Thức ăn tổng hợp trộn thức ăn sẵn có và cả thức ăn tận dụng, vì vậy thành phần dinh d−ỡng không ổn định, không phù hợp với từng giai đoạn phát triển và lứa tuổi lợn. Đồng thời, biện pháp chăm sóc cũng ch−a đ−ợc đảm bảo so với ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp hoặc chuồng trại ch−a hợp vệ sinh nên tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy vẫn cao hơn 1,4 lần so với chăn nuôi công nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn escherichia coli gây bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh phú thọ và thử nghiệm điều trị (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)