Một số luật thiết kế

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ MẠCH IN (Trang 129 - 130)

Chương 13: Hệ thống nguồn

13.4. Một số luật thiết kế

Bây giờ dựa vào những điều ở trên, giả sử chúng ta có một số nguồn cung cấp được quy định (gắn với các phần mạch riêng trên bảng mạch), mỗi cái được phân bố trên tấm phẳng của riêng nó, đồng thời có các tấm phẳng quy chiếu (điện áp 0) tách riêng cho chúng. Vậy các chiến lược và luật thiết kế PCB như thế cho phù hợp?

Nối các tấm phẳng quy chiếu lại với nhau

Cuối cùng, hầu hết các nguồn cung cấp đều được quy chiếu với cùng một thứ, đó là một điểm trong hệ thống có điện áp bằng không. Nếu ta đặt một Ohmmeter giữa các tấm phẳng quy chiếu, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tất cả chúng được nối với nhau. Đó là một điều quan trọng, hơn nữa khi các tấm phẳng quy chiếu được nối với nhau, sự kết nối được tạo ra tại một điểm đơn.

Xếp chồng các tấm phẳng

Nếu chúng ta có các nguồn cung cấp đã được tách riêng cùng với các tấm phẳng quy chiếu của chúng, sẽ là một thiết kế tốt nếu như ta không để các phần không liên

quan chồng lên nhau. Ví dụ, không xếp một phần của mặt phẳng nguồn tương tự chồng lên một phần của mặt phẳng đất số. (nhìn hình 13-3). Cần nhớ rằng, một tụ sẽ được tạo ra giữa hai tấm vật dẫn được ngăn cách bởi chất điện môi. Vùng mà hai tấm phẳng xếp chồng lên nhau sẽ là một tụ nhỏ. Dù có thể tụ là rất nhỏ tuy nhiên bất kỳ tụ nào cũng tạo ra một đường cho nhiễu có thể chạy từ một nơi có nhiễu tới các nơi khác.

Hình 13-3: Xếp chồng các tấm phẳng có thể gây nên ảnh hưởng kiểu điện dung giữa các tấm phẳng không liên quan tới nhau.

Một phần quan trọng của quá trình xắp đặt PCB là đặt các thành phần theo cách mà các nguồn cung cấp (và các điểm đất) có thể nhóm lại với nhau và không chồng chéo lên mạch khác.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ MẠCH IN (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w