CHƯƠNG 5: CÁC THÔNG SỐ TẠP TÁN CỦA MẠCH IN.
5.2. CÁC THÔNG SỐ TÁC ĐỘNG CỦA MẠCH ĐIỆN:
Trong các hệ thống radio nói riêng và các hệ thống mạch điện nói chung, có nhiểu phần tử có khả năng tự nó, hay khi chịu các tác động kích thích không điện từ ở bên ngoài, tạo ra ở những điểm nào đó các điện áp hay dòng điện khác nhau. Để đặc trưng cho khả năng này, người ta thường dùng thông số sức điện động. Đồng thời người ta qui ước gọi các phần tử này bằng một tên chung là nguồn.
Ví dụ, các bộ pin ( pin khô, pin không khí, pin mặt trời,…) ắcqui (axit, kiềm, …) các máy phát điện,…do sự chuyển hóa các dạng năng lượng khác như hoá năng, nhiệt năng, cơ năng, nguyên tử năng,…thành điện năng, sinh ra ở hai cực của chúng một điện áp nào đó. Các phần từ quang điện dưới tác dụng của ánh sáng, các microphôn dưới tác dụng của âm thanh, các phần tử từ giảo dưới tác dụng của rung động cơ giới, các vật dẫn điện đặt trong môi điện từ trường biến thiên,…cũng có tính chất như vậy. Các phần tử điện trở do chuyển động hỗn loạn của các điện tích tự do trong chúng dưới tác động của nhiệt, cũng sinh ra hai đầu một điện áp, tuy rằng có thể rất nhỏ. Các điện áp tạo ra như vậy có thể có chiểu cố định ( gọi là điện áp một chiều ) hay biến thiên theo thời gian theo những qui luật khác nhau.
Theo định nghĩa, sức điện động của một nguồn ứng với một cặp đầu của nó là giá trị của điện áp nhận được trên cặp đầu khi xét nguồn một cách riêng lẻ ( không nối với bất cứ phần tử hay hệ thống phần tử nào có độ dẫn điện khác không ), hay như vẫn thường gọi là giá trị điện áp hở mạch của nguồn đó.
Với định nghĩa như vậy, sức điện động là một lượng vật lý có cùng thứ nguyên với điện áp và đo bằng đơn vị “vôn” (ký hiệu là V). Sức điện động của một nguồn có thể có giá trị cố định hoặc biến thiên theo thời gian. Do đó về mặt giải tích có thể biểu diễn một cách tổng quát sức điện động của một nguồn bằng một hàm số của thời gian t e(t).
Một đặc điểm của các nguồn sức điện động là khi nối hai đầu của nó với các phần tử có độ dẫn điện khác không ( mạch ngoài đóng kín ) thì nó sẽ cung cấp cho mạch ngoài một dòng điện. Dòng điện cung cấp có thể phụ thuộc tính chất dẫn điện của mạch ngoài, cũng như có thể không. Trong trường hợp đặc biệt, khi mạch ngoài dẫn điện hoàn toàn (ngắn mạch nguồn), có thể coi dòng điện cho nguồn cung cấp lúc đó (gọi là dòng điện ngắn mạch hay dòng điện nguồn), như một thông số đặc trưng của nguồn và đo bằng đơn vị Ampe (A).
Bằng cách xác định hai thông số tạo nguồn sẽ dẫn đến sự phân loại các nguồn tác động thành hai loại nguồn: nguồn điện áp và nguồn dòng điện.
Ký hiệu nguồn sức điện động và dòng điện cho bởi hình vẽ 5.1: