Chương 8: Giao thao điện từ (EMI)
8.4.2 Đường phản hồi Pathway (Return Pathways)
Hình 8-8 mô tả trường hợp mà hai bảng mạch được nối với nhau qua một connector. Tín hiêu giữa IC1 và IC2 thông qua Pin A. Cái gì cần có để tạo ra tín hiệu phản hồi?
Hình 8-8: Nếu dòng phản hồi đi qua một connector, một vùng lặp lớn hơn có thể tạo ra
Nếu chúng ta sử dụng Pin B cho tín hiệu phản hồi, vùng lặp sẽ khá nhỏ. EMI có thể chấp nhận được. Nhưng nếu chúng ta sử dụng Pin E cho tín hiêu phản hồi, một vùng lặp đáng kể có thể tạo ra. Vùng lặp này có thể dẫn tới vấn đề về EMI.
Điều này nhấn mạch tầm quan trọng của việc chọn các Pin trong các thiết bị và connector của chúng ta. Cần chú ý rằng có một số connector tốt hơn những cái khác nếu quan tâm tới các đường trong của nó. Một số connector được thiết kế không tốt có thể tạo ra các vùng lặp thậm chí giữa các Pin gần nhau.
Hình 8-9 là các vấn đề khác. Trên hình là một hàng các lỗ cho các Pin của một linh kiện hay một connector. Trong hình 8-9a và 8-9b, một đường tín hiệu nối với một Pin và Pin phản hồi (đất) nằm ở mặt sau. Hình 8-9a độ rộng các lỗ là đủ rộng để bỏ đi tất cả đồng ở mặt nằm dưới connector hay kinh kiện. Tín hiệu phản hồi chạy dưới đường mạch, phải vòng qua lớp đồng do vậy tạo ra một vùng lặp lớn.
Hình 8-9: Một thiết kế tốt gồm để tối thiểu hoá vùng lặp
Một giải pháp tốt hơn được trình bầy trong hình 8-9b. Độ rộng các lỗ đã nhỏ hơn, bởi vậy chúng không bỏ đi toàn bộ đồng trên mặt vùng này. Bây giờ có một đường từ tính hiệu phản hồi chạy vòng quanh các pin để trở lại Pin phản hồi (đất). Cách tiếp cận này là tốt hơn là cách trong hình 8-9a và dẫn đến vùng lặp sẽ nhỏ hơn. Hơn nữa, hình 8-9c là một giải pháp tốt hơn nữa. Với cánh này các ta cố gắng đặt các Pin phản hồi (đất) bên cạnh tất cả các pin tín hiệu. Điều này làm tối thiểu hoá vùng lặp cho tín hiệu và phản hồi của nó, làm giảm ảnh hưởng của EMI.