Nhiễu xuyên âm thuận

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ MẠCH IN (Trang 103)

Chương 10 :Nhiễu Xuyên âm

10.1.2. Nhiễu xuyên âm thuận

Hàng điểm thứ 2 của mỗi đường cảm ứng đã mô tả hiện tượng nhiễu xuyên âm thuận. Ở hình 10-2 hàng 1 hay hình 10-2 hàng 2, khi tín hiệu dẫn bắt đầu truyền trong đường mạch, thành phần đầu tiên của nhiễu xuyên âm nghịch bị tác động theo hướng thuận. Ngay lập tức nó sẽ tác động đến thành phần thứ 2. Khi tín hiệu dẫn di chuyển được thêm 1 đoạn nhỏ nữa, 2 thành phần cảm ứng đầu tiên sẽ bị tác động lớn hơn và đến lượt chúng chúng lại tác động lên thành phần thứ 3.

Quá trình này sẽ tiếp tục khi tín hiệu dẫn vẫn tác động đến các thành phần nhiễu xuyên âm thuận. Tại thời điểm tín hiệu dẫn đi đến điểm cuối của đường mạch, các thành phần nhiễu xuyên âm thuận bị bó lại với nhau tại điểm cuối của đường cảm ứng. Lưu ý là hình minh họa nhiễu xuyên âm thuận là giống nhau trong cả Hàng 1 và Hàng 2. Sẽ không có khác biệt nếu điểm bắt đầu của đường cảm ứng và điểm bắt đầu của chiều dài kết hợp là trùng nhau hoặc đường cảm ứng kéo dài thêm về phía nghịch. Khi đó do tín hiệu nhiễu xuyên âm thuận không di chuyển theo hướng nghịch nên sẽ không có rào cản gây ra phản xạ.

Số lượng các thành phần thuận tượng trương cho biên độ của nhiễu xuyên âm thuận. Như đã thấy trong Hình 10-2, nhiễu xuyên âm thuận sẽ có biên độ càng lớn nếu chiều dài kết hợp càng lớn. Dù không có lý thuyết nào chứng tỏ có giới hạn cực đại nào cho sự tăng biên độ này, ta cũng không bao giờ có thể đạt tới giới hạn này trong các mạch điện thông thường (chiều dài kết hợp không đủ lớn). Chỉ biết là, nhiễu xuyên âm thuận sẽ càng lớn khi chiều dài kết hợp càng lớn.

Có 1 điểm khác biệt nữa của nhiễu xuyên âm thuận. Tất cả các thành phần đại diện cho tín hiệu đều bị bó lại ở bên trên của nhau. Điều này tượng trưng cho bề rộng của xung nhiễu xuyên âm thuận. Về mặt lý thuyết, bề rộng của nhiễu xuyên âm thuận không lớn hơn khoảng dốc của tín hiệu dẫn tạo ra nó. Xung nhiễu bắt đầu được tạo ra khi tín hiệu dẫn bắt đầu tăng, và việc này kết thúc khi tín hiệu dẫn đạt tới giá trị lớn nhất.

10.1.3. Tóm lại

Nhiễu xuyên âm nghịch có biên độ gần như là hằng số, và có bề rộng xung gấp 2 lần thời gian truyền trong khu vực kết hợp, nhiễu xuyên âm thuận có biên độ tăng dần theo chiều dài của khu vực kết hợp và có bề rộng xung là hằng số so với khoảng dốc của tín hiệu dẫn.

Trong đích thực tế, nhiễu xuyên âm thuận là rất nhỏ trong môi trường microstrip và gần như không tồn tại trong môi trường stripline. Do đó, sau đây ta sẽ chỉ quan tâm đến nhiễu xuyên âm nghịch

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ MẠCH IN (Trang 103)

w