1. Phương pháp lập bảng cân đối tài chính tổng hợp:
Bảng cân đối tài chính tổng hợp được lập theo phương pháp tập hợp kết hợp với phương pháp suy diễn.
- Theo phương pháp tập hợp, các số liệu trên bảng cân đối tài chính tổng hợp được tập hợp từ các số liệu có lien quan trên các cân đối tài chính của các khâu trong hệ thống tài chính quốc gia ( như cân đối ngân sách nhà nước, cân đối tài chính doanh nghiệp, cân đối tài chính của các tổ chức xã hội và của các hộ gia đình)
- Thực chất của phương pháp suy diễn là dựa vào số liệu của cân đối ngân sách nhà nước, của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm và cán cân thanh toán để tính toán số tổng hợp các chỉ tiêu của cân đối tài chính tổng hợp.
2. Sử dụng bảng cân đối tài chính tổng hợp:
Sự cân bằng thu – chi ( nguồn - sử dụng) trên bảng CĐTC tổng hợp có thể được khảo nghiệm theo các góc độ khác nhau nhưng chủ yếu là theo hai góc độ sau đây: a, Nghiên cứu sự cân bằng giữa khả năng tài trợ ( tích luỹ ) và nhu cầu tài trợ (đầu tư) trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Khả năng tài trợ của nền kinh tế bao gồm khả năng được tạo ra ở trong nước ( tích luỹ nội địa ) và khả năng tài trợ từ ngoài nước ( tích luỹ bên ngoài)
- Nhu cầu đầu tư của nền kinh tế bao gồm đầu tư của nhà nước và đầu tư của DN - Mối qhệ giữa khả năng tài trợ và nhu cầu đầu tư
b, Nghiên cứu sự cân bằng giữa thu, chi của các chủ thể trong nền kinh tế là hộ gia đình, doanh nghiệp, Nhà nước và quan hệ thu chi với nước ngoài.
Theo cách nghiên cứu này, ở mỗi chủ thể, người ta mở ra một tài khoản để hạch toán số thu và số chi của chúng.
Chương 8: Công tác kiểm tra tài chính I/ Những vấn đề chung về công tác kiểm tra tài chính
1. Khái niệm kiểm tra tài chính
Kiểm tra tài chính là loại kiểm tra được thực hiện đối với quá trình phân phối các nguồn lực tài chính để đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
2. Đặc điểm của kiểm tra tài chính:
- Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền, thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính đối với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính qgia - Kiểm tra tài chính là loại kiểm tra rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và có phạm vi rộng.
- Kiểm tra tài chính vừa có kiểm tra thường xuyên và kiểm tra không thường xuyên.
3. Tác dụng của kiểm tra tài chính:
3.1. Về phía Nhà nước
- Kiểm tra tài chính giúp Nhà nước nắm được tình hình sử dụng vốn NSNN và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao
Tích luỹ của Doanh nghiệp Doanh thu của Doanh nghiệp Chi phí của Doanh nghiệp Tích luỹ của Nhà nước Thuế thu được
Tiêu dùng của khu vực Nhà nước
- Kiểm tra tài chính giúp NN nắm được tình hình kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
- Kiểm tra tài chính giúp Nhà nước phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh những hiện tượng không lành mạnh, những sai lệch so với định hướng XHCN
- Công tác kiểm tra tài chính có tác dụng to lớn trong việc tăng cường pháp chế XHCN, tăng cường kỷ luật tài chính
3.2. Về phía các doanh nghiệp
- Kiểm tra tài chính giúp cho người quản lý DN nắm được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và kiểm soát các mặt hoạt động sx - kd của DN
- Kinh tế tài chính trong các DN góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia DN
Trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất: công tác kiểm tra tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp có tác dụng thúc đẩy thực hiện tốt kế hoạch công tác của đơn vị đảm bảo tính mục đích, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí NSNN cấp
4. Nguyên tắc kiểm tra tài chính
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật:
+ Các cơ quan quản lý phải tuân theo pháp luật để đảm bảo tính độc lập và đề cao được trách nhiệm của chủ thể kiểm tra, phát huy hiệu lực của công tác kiểm tra, ngăn chặn tình trạng can thiệp trái pháp luật, làm vô hiệu hoá hoạt động kiểm tra.
+ Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra phải chấp hành các yêu cầu của cơ quan và cán bộ kiểm tra đã được công nhận.
- Nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, thường xuyên và phổ cập
+ Công tác kiểm tra tài chính phải đảm bảo tính chính xác, bất cứ một kết quả kiểm tra nào nếu không đảm bảo tính chính xác thì dẫn đến những hậu quả tai hại và có khi đến mức độ nghiêm trọng.
đúng sự thật.
+ Tính công khai trong công tác kiểm tra tài chính là thực hiện phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
+ Tính thường xuyên yêu cầu công tác kiểm tra tài chính phải được tiến hành một cách thường xuyên, định kỳ và có hệ thống, bởi sự vật luôn vận động không phải một lần kiểm tra là đủ.
+ Tính phổ cập nghĩa là việc kiểm tra tài chính được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đơn vị, mọi hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính, không một đơn vị nào có đặc quyền không phải chịu sự kiểm tra
- Nguyên tắc bảo vệ bí mật:
Đây là một nguyên tắc, kỷ cương phải tuân thủ triệt để và cũng là đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra.
- Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả
+ Tính hiệu lực nghĩa là kiểm tra phải có khả năng tác động đến việc cải tiến các hoạt động của đơn vị được kiểm tra
+ Tính hiệu quả thể hiện kiểm tra tài chính phải có tác dụng đề phòng ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm, vạch ra những tiềm năng của đơn vị được kiểm tra.
- Nguyên tắc quần chúng: Nghĩa là phải động viên được đông đảo quần chúng lao động tham gia vào kiểm tra. Nguyên tắc này phù hợp với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong quản lý kinh tế - tài chính.