Những vấn đề chung về cân đối tài chính tổng hợp 1 Khái niệm cân đối tài chính tổng hợp:

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 66 - 67)

1. Khái niệm cân đối tài chính tổng hợp:

Bảng cân đối tài chính tổng hợp, thực chất là một hình thức phản ánh tương quan giữa nguồn tạo lập và hướng sử dụng các quỹ tiền tệ của cả hệ thống tài chính quốc gia. Chính vì thế, bảng cân đối tài chính tổng hợp còn được gọi là bảng cân đối các nguồn tài chính.

Bảng cân đối tài chính tổng hợp có nhiệm vụ:

- Vạch ra chiều hướng vận động của các nguồn tài chính trong cả nước qua các khâu của hệ thống tài chính thống nhất

- Đảm bảo sự phối hợp và sự thống nhất của các kế hoạch tài chính, xác định vị trí của mỗi kế hoạch tài chính trong bảng cân đối và trên cơ sở đó phối hợp việc sử dụng các nguồn vật tư và tài chính trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

2. Vị trí của cân đối tài chính tổng hợp:

Trong hệ thống kế hoạch tài chính quốc gia:

Trong hệ thống này, cân đối tài chính tổng hợp là kế hoạch tài chính có tính chất tổng hợp, các khoản mục của nó được tập hợp từ các khoản mục của các kế hoạch tài chính cụ thể, do đó, nó có mối quan hệ chặt chẽ với cân đối tài chính của tất cả các khâu trong hệ thống tài chính quốc gia. Cụ thể:

- Cân đối tài chính tổng hợp có quan hệ mật thiết với cân đối ngân sách Nhà nước - Cân đối tài chính tổng hợp có quan hệ trên một số mặt nào đó với cân đối tài chính của các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính ( ngoài NSNN)

Trong hệ thống các bảng cân đối kinh tế quốc dân:

Trong hệ thống này, cân đối tài chính tổng hợp là một bộ phận hữu cơ và là bộ phận cớ vị trí nòng cốt. Cụ thể:

- Cân đối tài chính tổng hợp được hình thành từ các cân đối kinh tế quốc dân, các chỉ tiêu của cân đối tài chính tổng hợp được tính toán dựa trên cơ sở các chỉ tiêu của cân đối kinh tế quốc dân

- Cân đối tài chính tổng hợp, hay cân đối các nguồn lực tài chính, không những phản ánh sự phân phối và tái phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị theo các chỉ tiêu của cân đối kinh tế quốc dân, mà còn vạch ra nguồn tài chính (vốn) bảo đảm cho việc thực hiện các chỉ tiêu đó nhằm tác động mạnh mẽ tới sự hình thành cơ cấu vật chất của quá trình tái sx mà cân đối kinh tế quốc dân đã dự liệu.

3. Vai trò của cân đối tài chính tổng hợp:

- Cân đối tài chính tổng hợp vừa phản ánh, vừa tạo khả năng vạch ra một cách có căn cứ những quan hệ tỷ lệ cân đối quan trọng nhất trong nền kinh tế xuất phát từ nguyên tắc cân đối giữa chi tiêu và nguồn thu nhập bằng tiền.

- Bảng cân đối tài chính tổng hợp vừa phản ánh, vừa tạo khả năng đánh giá việc quán triệt các chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước và việc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình kế hoạch hoá tài chính.

- Bảng cân đối tài chính tổng hợp tạo khả năng xem xét, lựa chọn phơng án tối ưu trong việc cung ứng và sử dụng các nguồn tài chính của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 66 - 67)