IV. CHU TRÌNH QUẢN LÝ NSNN 1 Hình thành ngân sách nhà nước
2. Chấp hành ngân sách
2.1. Tổ chức chấp hành dự toán thu
- Mục tiêu : Trên cơ sở không ngừng bồi dưỡng phát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên khai thác để đảm bảo tỷ lệ động viên chung mà quốc hội đã phê chuẩn.
Để đạt được mục tiêu đó, việc tổ chức chấp hành dự toán thu phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
+ Xác lập và hoàn thiện hệ thồng chính sách chế độ thu thích hợp, vừa đảm bảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển vừa đảm bảo mức động viên của NSNN.
+ Nâng cao công tác tuyên truyền làm cho mọi công dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.
+ Kiện toàn bộ máy thu theo nguyên tắc thống nhất, nâng cao hiệu lực của bộ máy, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả cao.
+ Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thu từ khâu lập kế hoạch, giao kế
+ Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp cụ của cán bộ quản lý thu, đồng thời xử lý mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng liên quan đến công tác thu nộp của ngân sách nhà nước.
4.2. Tổ chức chấp hành dự toán chi
- Mục tiêu: Đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho mọi hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội đã được phê chuẩn trong năm ngân sách.
Để đạt được mục tiêu đó, việc chấp hành dự toán chi cần phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:
+ Thực hiện việc cấp phát kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức tiêu chuẩn. + Đảm bảo việc cấp phát kinh phí theo kế hoạch được duyệt.
+ Thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp, nghĩa là mọi khoản kinh phí chi trả từ ngân sách phải do kho bạc trực tiếp thanh toán.
+ Đổi mới phương hướng cấp phát vốn của ngân sách nhà nước theo hướng nhanh gọn, dễ kiểm tra.
4.3. Quyết toán ngân sách nhà nước
Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Yêu cầu của quyết toán ngân sách là phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và kịp thời.
Chương 3:
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP