NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 28 - 30)

IV. CHU TRÌNH QUẢN LÝ NSNN 1 Hình thành ngân sách nhà nước

1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.

1.2 Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp:

1.2.1 TCDN gắn liền và phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các vấn đề về tài chính doanh nghiệp, phải huy động vốn để tài trợ cho kinh doanh, phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, phải thực thi và kiểm soát hàng loạt các quan hệ tài chính doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra.

1.2.2 TCDN gắn liền với hình thức sở hữu doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tồn tại nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Hình thức sở hữu doanh nghiệp chi phối đến phương thức đầu tư vốn khi thành lập doanh nghiệp, tác động đến phương thức và khả năng tăng vốn trong quá trình hoạt động, đồng thời còn ảnh hưởng đến việc phân phối thu nhập sau thuế của doanh nghiệp. Cụ thể:

- Doanh nghiệp Nhà nước: Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ khi thành lập, Nhà nước có thể đầu tư bổ sung vốn trong quá trình hoạt động, có thể huy động thêm vốn dưới các hình thức: vay, phát hành trái phiếu, nhận góp liên doanh,… nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế do Nhà nước quy định.

- Công ty cổ phần: Nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp dưới hình thức cổ phần. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế do Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị quyết định.

- Doanh nghiệp tư nhân: Ngoài số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp cũng có thể huy động thêm vốn dưới các hình thức khác nhưng không được phép phát hành chứng khoán. Phần thu nhập sau thuế thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp.

1.2.3 TCDN gắn với chế độ hạch toán kinh doanh

Mục tiêu hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, phải đáp ứng yêu cầu cơ bản của chế độ hạch toán kinh doanh là lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện kinh tế thị trường.

1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, TCDN có những vai trò cơ bản sau:

- TCDN là công cụ khai thác thu hút các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- TCDN là công cụ giúp doanh nghiệp có thể sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. - TCDN là công cụ kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh.

- TCDN là công cụ quan trọng để kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4 Những nguyên tắc tổ chức TCDN

- Nguyên tắc tôn trọng pháp luật:

Nguyên tắc hàng đầu của tổ chức TCDN là phải tôn trọng pháp luật để đầu tư đúng hướng, đúng luật nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này các doanh nghiệp có thể kinh doanh với bất cứ giá nào để đạt lợi nhuận. Từ đó dẫn đến việc lợi ích của quốc gia và quyền lợi của các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng.

- Nguyên tắc hạch toán kinh doanh:

Hạch toán kinh doamh là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Yêu cầu của nguyên tắc này là lấy thu bù chi,

đảm bảo có lãi. Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.

- Nguyên tắc giữ chữ tín:

Giữ chữ tín là một nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh nói chung và trong tổ chức TCDN nói riêng. Nếu doanh nghiệp nào không quan tâm đến chữ tín thì doanh nghiệp đó tất yếu sẽ bị khách hàng, đối tác xa lánh và dần dần sẽ bị phá sản.

- Nguyên tắc an toàn, phòng ngừa rủi ro:

Đảm bảo an toàn là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Để tránh rủi ro trong kinh doanh, một trong những giải pháp thường được các doanh nghiệp áp dụng là đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động để phân tán rủi ro. Ngoài phương pháp trên, các doanh nghiệp cần phải lập các quỹ dự phòng hoặc tham gia bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 28 - 30)