NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 40 - 45)

1. Khái niệm

Bảo hiểm là một phạm trù tài chính gắn liền với các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội và đời sống của con người trong xã hội được ổn định và phát triển bình thường trong điều kiện có những biến cố bất lợi xảy ra.

2. Đặc điểm và các nguyên tắc chung của bảo hiểm

2.1 Đặc điểm

- Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn

Trong thời gian được bảo hiểm, nếu không có rủi ro gây thiệt hại hay biến cố bảo hiểm xảy ra thì người bảo hiểm không phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm và ngược lại. - Việc phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm không xác định trước được về quy mô, thời gian diễn ra.

Bồi hoàn và chi trả của bảo hiểm có tính bất ngờ cả về thời gian, không gian cũng như quy mô.

- Bảo hiểm là một loại dịch vụ tài chính đặc biệt

2.2 Nguyên tắc

- Xác định được quỹ tiền tệ cần thiết tối thiểu để bù đắp những tổn thất bất ngờ xảy ra - Nguyên tắc lấy số đông bù số ít.

- Các đối tượng tham gia BH phải tham gia đóng bảo hiểm phí trước khi xảy ra rủi ro. - Những tổn thất do chủ quan, không thực hiện đúng quy định của pháp luật thì không được đền bù.

3. Vai trò của bảo hiểm

- Góp phần ổn định sản xuất và ổn định đời sống

- Góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế - xh bằng các nguồn tài chính nhàn rỗi.

- Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khoẻ cho người lao động.

2. Các hình thức bảo hiểm:

2.1 Căn cứ vào mục đích hoạt động của các tổ chức bảo hiểm

- Bảo hiểm có mục đích kinh doanh: Là các hoạt động BH vì mục tiêu lợi nhuân, tổ chức bảo hiểm tìm kiếm lợi ích kinh tế trên cơ sở các hợp đồng bảo hiểm - nhận bảo hiểm phí và cam kết thực hiện bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

- Bảo hiểm không có mục đích kinh doanh: Là hoạt động bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích tương hỗ giữa các thành viên tham gia.

VD: Quỹ dự trữ tập trung của nhà nước, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… Các quỹ này phục vụ cho mục tiêu an toàn, ổn định sự phát triển của nền kinh tế, của từng đơn vị doanh nghiệp, từng hộ gia đình hay cá nhân.

- Quỹ dự trữ bảo hiểm không tập trung: Được thành lập trong các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tập thể, các hộ gia đình nhằm bù đắp những tổn thất do rủi ro xảy ra trong từng đơn vị, từng gia đình. Nguồn hình thành của quỹ được trích từ thu nhập của đơn vị, gia đình,…

- Quỹ dự trữ bảo hiểm tập trung: Do Nhà nước xây dựng, quản lý và sử dụng. Nguồn hình thành của quỹ này lấy từ nguồn vốn của NSNN.

- Quỹ dự trữ bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm: Là hình thức dự trữ tập trung bằng tiền do các tổ chức bảo hiểm đảm nhận các dịch vụ bảo hiểm. Nguồn hình thành quỹ do các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm đóng góp.

2.3 Căn cứ vào phương thức hoạt động

2.3.1.Bảo hiểm thương mại

* Khái niệm:

Bảo hiểm thương mại là hệ thống các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn lực tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm, phân phối sử dụng chúng để trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro bất ngờ.

* Đặc điểm:

- Ngoài mục đích bồi đắp bồi thường những tổn thất cho các đối tượng được bảo hiểm khi xảy ra sự cố bất ngờ, bảo hiểm thương mại còn mang mục đích kinh doanh. Nghĩa là khi không xảy ra rủi ro thì không phải bồi hoàn bảo hiểm phí sẽ tạo ra thu nhập cho người kinh doanh bảo hiểm.

- Tính chất bồi hoàn của bảo hiểm thương mại không biết trước được về thời gian, không gian và quy mô, chỉ xác định được khi rủi ro thực tế đã xảy ra.

- Việc bồi thường tổn thất thực tế cho người tham gia bảo hiểm thường rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền bảo hiểm phí đã đóng góp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Bảo hiểm xã hội

* Khái niệm: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng thu nhập từ lao

động hoặc mất việc làm thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

* Đặc điểm:

- Mục đích của hoạt động bảo hiểm xã hội không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi của người lao động, của cả cộng đồng.

- Việc phân phối sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được chia thành 2 phần: phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn và phần còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn.

- Sự tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã hội loài người nói chung, của từng nước nói riêng.

TÀI CHÍNH QUỐC TẾI. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế: I. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế:

1. Khái niệm

1.1. Cơ sở hình thành

Sự ra đời và phát triển của các quan hệ tài chính quốc tế bắt nguồn từ các quan hệ chính trị và các quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Các yếu tố đó hợp thành cơ sở khách quan cho sự ra đời và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế, trong đó yếu tố kinh tế giữ vai trò quyết định, còn yếu tố chính trị giữ vai trò hết sức quan trọng, đôi khi làm nền tảng cho các quan hệ tài chính quốc tế nói riêng và các quan hệ kinh tế nói chung.

Như vậy tài chính quốc tế được hình thành trên cơ sở: - Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.

- Sự phát triển các hoạt động đầu tư quốc tế (FDI, ODA, vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán, vốn cho vay của các định chế kinh tế quốc tế và ngân hàng nước ngoài …)

1.2. Khái niệm

Tài chính quốc tế là hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân của nước này với nước khác ( bao gồm nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội, cá nhân) trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bên ngoài để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định phục vụ việc thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại của các nước.

2. Đặc điểm

- Trong tài chính quốc tế, sự vận động của các nguồn tài chính không chỉ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước mà còn liên quan đến việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhiều quốc gia.

- Hoạt động phân phối của tài chính quốc tế gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị của Nhà nước.

- Tài chính quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố chính trị của mỗi nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. - Mở ra các cơ hội cho các nước phát triển kinh tế - xã hội

- Nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 40 - 45)