Các hình thức quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam 1 Tín dụng quốc tế:

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 45 - 48)

1. Tín dụng quốc tế:

1.1. Sự cần thiết của tín dụng quốc tế:

Tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng.

Ngày nay, trong một nền kinh tế có tình toàn cầu cao, tín dụng là công cụ quan trọng để các nước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, khắc phục những nhu cầu to lớn về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước cũng như nhu cầu đầu tư vốn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế đối ngoại, đối nội của nước đó.

1.2. Các hình thức tín dụng quốc tế của Việt Nam:

- Tín dụng quốc tế giữa Chính phủ các nước: nguồn vốn của loại tín dụng này lấy từ ngân sách Nhà nước của nước cấp tín dụng, mục đích vay là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của Nhà nước đi vay như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế,… Thời hạn tín dụng là trung và dài hạn, lãi suất không cao.

- Tín dụng hỗn hợp: là hình thức tín dụng kết hợp giữa viện trợ không hoàn lại với tín dụng ngân hàng, hoặc kết hợp giữa tín dụng nhà nước và ngân hàng.

- Tín dụng tài chính: là hình thức vay vốn ngoại tệ của nước ngoài để nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật, vật tư thực hiện công nghiệp hoá phục vụ phát triển kinh tế của đất nước.

1.3. Quản lý nợ nước ngoài:

Trong việc quản lý vay nợ nước ngoài cần chú ý những điểm chủ yếu sau:

- Thực hiện tốt chu trình vay nợ nước ngoài: Chu trình vay vốn gồm nhiều khâu liên hoàn từ tìm nguồn, ký kết hợp đồng, sử dụng tiền vay đến hoàn trả tiền vay.

- Xác lập một số chỉ tiêu cơ bản về khả năng hấp thụ vốn vay và khả năng hoàn trả nợ:

+ Chỉ tiêu xác định vốn vay ở giới hạn hợp lý:

Tổng số nợ nước ngoài

K = --- x100% Tổng sản phẩm quốc nội

Các nước đều cố gắng hạ thấp dần chỉ tiêu này để giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài. + Chỉ tiêu vay thêm mỗi năm:

Số nợ tăng thêm = k x g

2. Đầu tư quốc tế trực tiếp2.1 Khái quát về đầu tư quốc tế 2.1 Khái quát về đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.

Bản chất của đầu tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư bản – một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa.

Đầu tư quốc tế bao gồm:

- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

- Đầu tư gián tiếp: Bao gồm hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó phần vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài không đủ để trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư (mua trái phiếu quốc tế,…).

2.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam

Các quan hệ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh bởi “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam “đã ban hành. Các hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam gồm:

- Hình thức hợp tác tại liên doanh trên cơ sở hợp đồng: Hình thức này được hình thành trên cơ sở một hợp đồng kinh tế, trong đó, hai bên hoặc nhiều bên cùng nhau tiến

hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh trên cơ sở quy định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên bằng một hợp đồng kinh tế mà không hình thành một pháp nhân mới.

- Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức hợp tác liên doanh trên cơ sở hình thành một pháp nhân mới. Vốn điều lệ của pháp nhân này được hình thành từ vốn góp của một hoặc nhiều chủ thể đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều chủ thể đầu tư trong nước. Đây là hình thức phổ biến nhất của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là những doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của chủ thể nước, họ tự bỏ vốn (100%), tổ chức, quản lý và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Khu chế xuất – khu công nghiệp tập trung: là khu vực chuyên sản xuất, thực hiện các dịch vụ hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý do Chính phủ Việt Nam quy định. Mọi tổ chức, các cá nhân nước ngoài và Việt Nam đều có quyền tham gia kinh doanh tại khu chế xuất nếu họ có những điều kiện và thực hiện đầy đủ các điều kiện do Chính phủ Việt Nam quy định về khu chế xuất. Điều kiện cơ bản là:

+ Sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu và phải bán ở nước ngoài. + Sử dụng lao động Việt Nam

2.3 Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài là việc sử dụng các nguồn lực của Việt Nam ở nước ngoài nhằm thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại - đối nội của Việt Nam.

Đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao các nguồn lực của Việt Nam, phát huy những lợi thế trong phân công lao động quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam iện nay, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã và đang được mở rộng dần dần.

3. Viện trợ quốc tế không hoàn lại

3.1. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế

Nguồn vốn cho các tổ chức này hoạt động là do các nước đóng góp nên hoạt động của các tổ chức quốc tế này chịu sự chi phối của các nước góp vốn đặc biệt là các nước có tỷ lệ góp vốn cao.

Viện trợ quốc tế của các tổ chức quốc tế theo hướng gắn liền với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, có sự cam kết của phía được viện trợ và được các tổ chức quốc tế đồng ý phê duyệt tài trợ. Vì vậy

3.2. Viện trợ của các tổ chức quốc tế phi Chính phủ

Các tổ chức phi Chính phủ thực hiện các phương thức viện trợ theo nguyên tắc quan hệ trực tiếp với các địa phương, cơ sở nhận viện trợ. Viện trợ của các tổ chức quốc tế phi Chính phủ bao gồm 2 nhóm chủ yếu:

- Viện trợ theo chương trình dự án được duyệt - Viện trợ thất thường.

3.3. Viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ

Là viện trợ song phương giữa các nước có thỏa thuận tay đôi với nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w