1. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành hay bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp.
- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn cố định của doanh nghiệp.
2. Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
- Tín dụng Ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó NN đóng vai trò là người đi vay. Nhà nước có thể phát hành trái phiếu, công trái để vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư để giải quyết các nhu cầu chi tiêu của mình.
- Tín dụng thuê mua: Là quan hệ tín dụng nảy sinh giữa công ty tài chính với những người sản xuất, kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài chính.
- Tín dụng tiêu dùng: Là quan hệ tín dụng giữa công ty tài chính với người tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu về tiêu dung.
- Tín dụng quốc tế: Là tổng thể quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác, và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng.
3. Căn cứ vào thời hạn của tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay vốn dưới một năm, thường đựoc sử dụng để cho vay bổ sung, tăng cường khả năng vốn lưu động cần thiết, khắc phục tình trạng thiếu vốn có tính chất tạm thời trong sản xuất – kinh doanh hoặc cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng trung hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay vốn từ 1 đến 5 năm, thường được sử dụng để cho vay vốn phục vụ yêu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới công nghệ kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay vốn trên 5 năm, thường sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất kinh doanh có quy mô lớn.
3. LÃI SUẤT CỦA TÍN DỤNG3.1. Khái niệm 3.1. Khái niệm
Là tỷ lệ phần trăm so sánh giữa số lợi tức thu được với số tiền cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định (thường tính trên 1 năm)
3.2. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng
- Với tư cách là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, lãi suất tín dụng giúp Chính phủ tác động vào nền kinh tế, kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, điều chính khối lượng tiền tệ trong lưu thông.
- Lãi suất tín dụng cũng tác động rất lớn đến những quyết định kinh tế của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp trong việc chi tiêu hay tiết kiệm, đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay cho vay vốn để lấy lãi.
- Khả năng cung ứng và nhu cầu vốn trên thị trường: Khi lượng vốn cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu sẽ làm cho lãi suất giảm và ngược lại..
- Lạm phát: Khi lạm phát tăng lên thì lãi suất tín dụng cũng có xu hướng tăng theo. - Chính sách tiền tệ của Chính phủ:
VD: Khi Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc Ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu làm giảm bớt khối lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng, từ đó lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng lên.
- Rủi ro và kỳ hạn của tín dụng
Khi thời hạn cho vay dài, độ rủi ro lớn thì lãi suất cho vay sẽ cao, ngược lại thời hạn cho vay ngắn, độ an toàn cao thì lãi suất cho vay sẽ thấp.
- Các nhân tố khác: Sự ổn định kinh tế chính trị, tỷ giá hối đoái, tình hình tài chính quốc tế, ...
B. BẢO HIỂM