Phân loại thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 52 - 54)

III. Một số tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam 1 Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)

1.3.Phân loại thị trường tài chính

4. Ngân hàng phát triển châ uÁ (Asian Development Bank – ADB):

1.3.Phân loại thị trường tài chính

- Thị trường tiền tệ: Trên thị trường này, chỉ có các công cụ nợ ngắn hạn ( thường kỳ hạn đến một năm) được mua bán. Chủ thể huy động nguồn tài chính chỉ có quyền sử dụng nguồn tài chính huy động được trong thời kỳ ngắn.

- Thị trường vốn: Trên thị trường này có các công cụ vay nợ dài hạn và cổ phiếu được mua bán. Người huy động nguồn vốn tài chính dài hạn được quyền sử dụng nguồn tài chính huy động được trong một thời gian dài.

Giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền tệ sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

Các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường tiền tệ có thể sử dụng kỹ thuật để chuyển đổi các nguồn tài chính có thời hạn sử dụng ngắn thành các nguồn tài chính có thời hạn sử dụng dài cung cấp cho thị trường vốn. Sự phát triển của thị trường vốn sẽ kích thích thị trường tiền tệ phát triển.

* Căn cứ vào phương thức huy động nguồn tài chính

- Thị trường nợ: Trong thị trường nợ, các chủ thể huy động nguồn tài chính thông qua phương thức chung nhất là đưa ra một công cụ vay nợ ( có thể là trái khoán hay một món vay thế chấp). Thực chất, đây là một sự thoả thuận có tính chất hợp đồng, trong đó người vay phải thanh toán cho người giữ công cụ một khoản tiền cố định trong những khoảng thời gian đều đặn cho tới thời điểm quy định trước là đợt thanh toán cuối cùng được thực hiện. Lúc này người vay phải hoàn trả luôn cả vốn và phần lãi tiền vay còn lại cho người nắm giữ công cụ. Chủ thể huy động nguồn tài chính chỉ có thể sử dụng nguồn tài chính đó trong những khoảng thời gian cố định.

- Thị trường vốn cổ phần: Trong thị trường này, các chủ thể huy động nguồn tài chính thông qua phương thức phát hành cổ phiếu. Khi bán được cổ phiếu, các cty CP có được nguồn tài chính để hình thành hoặc tăng thêm vốn tự có của mình. Các công ty này có quyền sử dụng nguồn tài chính đó trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động của công ty.

* Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn tài chính

- Thị trường sơ cấp (thị trường cấp một): là thị trường tài chính trong đó những chứng khoán mới phát hành được người huy động nguồn tài chính bán cho người đầu tiên mua nó. Sự hoạt động của thị trường cấp một huy động nguồn tài chính trong xã hội

chuyển thành vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thông qua thị trường này, nguồn tài chính vận động từ người đầu tư sang chủ thể phát hành chứng khoán.

- Thị trường thứ cấp ( thị trường cấp hai): là thị trường tài chính trong đó thực hiện giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường cấp một. Trên thị trường này diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư. Thị trường cấp hai làm thay đổi chủ sở hữu chứng khoán.

* Căn cứ tính chất pháp lý

- Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận thị trường tài chính tại đó các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chất nhất định, được Nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

Các chủ thể tham gia thị trường này với quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của họ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

- Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính ở đó các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo sự thoả thuận giữa người cung cấp nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theo nguyên tắc thể chế do Nhà nước quy định

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết tài chính (Trang 52 - 54)